Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? Bé sâu răng vì trong kẹo có chất gây sâu răng hay do vấn đề vệ sinh? Đây có lẽ là câu hỏi chung của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Để có cái nhìn đúng đắn nhất về bệnh sâu răng ở trẻ em, hãy cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết này.
Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?
Đa phần các bậc phụ huynh luôn cho rằng, trẻ nhỏ bị sâu răng là do vệ sinh răng miệng kém. Trẻ nhỏ có độ tập trung không cao nên chúng thường quên đánh răng hoặc đánh răng không kỹ.
Trên thực tế đây đúng là một nguyên nhân dẫn tới sâu răng nhưng không phải duy nhất. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ còn đến từ một món ăn rất quen thuộc với trẻ mà gia đình nào cũng có, đó chính là đồ ngọt.
Từ bao lâu nay, bánh kẹo ngọt luôn là niềm đam mê của mọi trẻ em. Kinh tế phát triển, nhiều bậc cha mẹ chiều con nên để cho trẻ ăn uống tùy thích. Vì vậy các bé sẽ không ý thức được mà ăn chúng một cách thiếu kiểm soát.
Hậu quả là, tỷ lệ trẻ sâu răng do ăn kẹo, bánh, đồ ngọt… ngày càng tăng cao. 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng sữa, ảnh hưởng xấu đến răng vĩnh viễn sau này. Vậy vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng và thường bị sâu răng nặng hơn?
Đường là “thủ phạm” gây ra sâu răng ở trẻ nhỏ hay ăn kẹo
Trong bánh kẹo có chứa nhiều loại đường ngoại sinh như: saccarozo, glucose, fructozo, maltose… trong đó đường sacarozo là nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng. Các loại đường này không chứa vi khuẩn gây sâu răng.
Tuy nhiên, khi đi vào khoang miệng, nếu không được vệ sinh kỹ đường sẽ rất dễ bám vào bề mặt hoặc các kẽ răng. Các loại vi khuẩn tiếp xúc với chúng sẽ tạo ra axit ăn mòn men răng dẫn đến sâu răng.
Không chỉ kẹo mà những đồ ăn như: bánh ngọt, bánh quy, chocolate, nước ngọt có gas, snack… cũng rất dễ gây sâu răng cho trẻ.
Bánh kẹo ngọt là những món đồ ăn vặt nên trẻ thường được cho ăn ngoài bữa. Điều này cũng góp phần lý giải vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng. Bởi vì sau khi ăn vặt, bố mẹ và các bé thường không có thói quen vệ sinh răng miệng ngay. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng.
Trẻ nhỏ có cấu trúc răng rất yếu, men răng khá mỏng. Trẻ em ăn kẹo sâu răng nhanh hơn người lớn cũng vì lý do này. Men răng của các bé mỏng nên bị bào mòn nhanh và dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, nhai nhiều loại kẹo quá cứng hoặc quá dẻo cũng khiến cấu trúc răng còn yếu của các bé bị tổn thương, có thể gây ra mẻ, vỡ… . Đây chính là không gian trú ngụ lý tưởng cho các loại vi khuẩn.
Ăn kẹo sâu răng để lại những tác hại rất lớn đối với sức khỏe của trẻ em mà bố mẹ chưa chắc đã nắm rõ:
Răng sâu làm các bé giảm tự tin khi giao tiếp
Với những thông tin trên, các bố mẹ có lẽ phần nào cũng đã hiểu vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng. Chúng tôi xin cung cấp một số dấu hiệu giúp bố mẹ dễ dàng nhận biết trẻ đang bị sâu răng để có thể kịp thời điều trị:
Khi thấy những dấu hiệu này, bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám ngay.
Đối với trẻ đang trong tuổi thay răng, bị sâu răng gây rất nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của các bé. Vì thế, việc phòng ngừa sâu răng cho trẻ là việc mà các bậc phụ huynh rất nên quan tâm. Vậy phòng ngừa sâu răng cho trẻ nên làm như thế nào?
Cùng con tập thói quen đánh răng mỗi ngày
Trẻ nhỏ rất thiếu tập trung nên chỉ cần bạn không chú ý, các con sẽ quên mất việc phải vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Vậy nên cách tốt nhất là bố mẹ hãy tập thói quen này cùng con. Hàng ngày cả gia đình nên cùng nhau đánh răng vào giờ nhất định, đặc biệt là trước khi ngủ.
Sau khi trẻ ăn đồ ngọt, tinh bột, nước có gas… nên cho trẻ súc miệng nếu không thể đánh răng ngay. Bạn có thể pha sẵn nước muối loãng để vào chai cho bé dùng. Sử dụng chỉ tơ nha khoa thay cho tăm để làm sạch kẽ răng cho bé.
Để việc phòng ngừa sâu răng hiệu quả, bạn nên lập cho bé một chế độ ăn hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, trứng, sữa… sẽ rất tốt cho trẻ ở giai đoạn này. Hạn chế và kiểm soát lượng đường bé ăn mỗi ngày. Đừng bao giờ cho con ăn bánh kẹo thỏa thích nếu muốn có một hàm răng chắc khỏe.
Hãy cho con bạn đi nha khoa khám và lấy vôi răng ít nhất 2 lần/năm. Đây là một thói quen tốt giúp bảo vệ răng của con bạn, cũng giúp trẻ hình thành ý thức chăm sóc răng miệng ngay từ nhỏ.
Thường xuyên thăm khám giúp cho bạn kiểm soát tốt tình hình sức khỏe của con bạn, sớm phát hiện và điều trị các loại bệnh lý răng miệng ngay từ khi mới chớm.
Khám răng định kỳ 2 lần/năm cho trẻ nhỏ
Qua những chia sẻ này, chúng tôi hy vọng các vị phụ huynh hiểu rõ lý do vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng. Trẻ em là đối tượng chưa ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng. Vì vậy, cha mẹ cần có định hướng giáo dục ngay từ sớm để trẻ phát triển khỏe mạnh. Nếu phụ huynh vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ hotline 1900.6900 để được tư vấn miễn phí!
Mọc răng khôn hay mọc răng số 8 là điều mà đa số mọi người đều phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Có những người trải qua một cách nhẹ nhàng nhưng cũng có những người bị răng khôn làm cho đau đớn cả tuần. Có nhiều lời khuyên rằng nên nhổ ...
Nhổ răng luôn là nỗi ám ảnh của mỗi người vì tâm lý luôn sợ nha sĩ, sợ đau. Vậy làm thế nào để nhổ bỏ răng không đau, không biến chứng? Quy trình loại bỏ răng bằng công nghệ máy siêu âm hiện đại nhất hiện nay như thế nào? Mọi thắc mắc của ...
Bọc răng sứ đang là phương pháp được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng nắm rõ các bước bọc răng sứ sao cho hiệu quả. Vậy quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ như thế nào sẽ đem lại hiểu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây 1. Quy trình ...
Càng ngày lại càng nhiều người sử dụng mão sứ để phục hình những chiếc răng hỏng của mình. Vậy có mấy loại mão răng sứ? Và bạn nên sử dụng loại nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây? I – Đôi nét ...
Cầu răng sứ phục hình việc mất răng đang là xu hướng được ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy cầu răng sứ có mấy loại? Nên sử dụng loại nào? Chi phí ra sao?… sẽ được giải đáp qua những thông tin trong bài viết dưới đây. I – Đặc điểm cơ bản về cầu ...
Răng sứ Zirconia đang là một từ khóa rất hot trong thời điểm hiện nay khi mà con người luôn luôn mong muốn mình trở nên đẹp và hoàn hảo hơn. Vậy răng sứ Zirconia có tốt không? Chi phí bao nhiêu? Câu trả lời sẽ có ở bài viết sau đây. I – Giới ...