Sâu răng ở trẻ em tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động, có tới 85% trẻ em độ tuổi từ 6-8 bị sâu răng sữa. Tại sao ư? Vì chính những quan niệm sai lầm của cha mẹ khiến bệnh sâu răng ở trẻ ngày càng trầm trọng. Vậy bạn đã biết gì về sâu răng trẻ em? Đâu là cách điều trị tốt nhất cho trẻ?
Sâu răng là sự phá vỡ, hoặc phá hủy men răng do các vi khuẩn có hại trong khoang miệng gây ra hình thành các lỗ sâu răng.
Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em là do vi khuẩn kết hợp với các thực phẩm chứa carbohydrate (đường và tinh bột) còn sót lại trên răng. Những thực phẩm này bao gồm sữa, soda, nho khô, kẹo, bánh, nước ép trái cây, ngũ cốc và bánh mì,…
Nguyên nhân gây sâu răng của trẻ em là gì?
Khi trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm này, vi khuẩn có sẵn trong miệng sẽ tiêu hóa và tạo ra axit, kết hợp với nước bọt tạo thành mảng bám trên răng. Theo thời gian, các axit do vi khuẩn tạo ra sẽ bào mòn men răng, gây sâu răng.
Tất cả trẻ em đều có vi khuẩn trong miệng, do vậy khả năng bị sâu răng là tương đương nhau. Tuy nhiên, những bé bị sâu răng nhiều có thể do tác động của những yếu tố sau:
Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất gây sâu răng ở trẻ em, có thể khác nhau ở mỗi đứa trẻ:
Một số hiện tượng thường gặp khi trẻ bị sâu răng.
Đôi khi sâu răng trẻ em không dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu trên mà bé sẽ có một số biểu hiện như:
Điều trị sâu răng sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của hàm răng sâu. Có hai phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em hiện nay đó là tái khoáng và hàn trám răng.
Phương pháp này thực hiện khi răng của trẻ mới chớm sâu. Các bác sĩ sẽ bổ sung thêm một số chất có lợi cho răng như flour, canxi để bôi lên bề mặt răng giúp loại bỏ vi khuẩn và tăng cường sức khỏe cho răng miệng.
Phương pháp tái khoáng cho răng sâu.
Sau đó, cha mẹ sẽ được hướng dẫn bé chải răng bằng kem đánh răng chứa lượng flour phù hợp và chế độ ăn uống khoa học để bổ sung thêm các chất tái khoáng.
Trong hầu hết các trường hợp, cha mẹ thường để bé sâu răng nghiêm trọng mới đưa đi kiểm tra. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần sâu răng và trám bít lỗ sâu răng.
Hàn trám răng giúp điều trị các dấu hiệu sâu răng nặng hơn ở trẻ.
Những chất trám này có thể được làm từ bạc, bột thủy tinh mịn, axit acrylic hoặc nhựa. Chúng thường có màu tương tự như răng thật và giúp bé có thể ăn nhai như bình thường.
Có nhiều thắc mắc rằng “sâu răng ở trẻ em có nên nhổ không”, câu trả lời là CÓ nếu như sâu răng đã ăn đến tủy khiến bé khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, việc nhổ răng sớm cần sự kiểm soát cẩn thận của nha sĩ để không ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Bạn có thể giúp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ bằng các bước đơn giản sau:
– Bắt đầu đánh răng cho con bạn ngay khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Đánh răng, lưỡi và nướu hai lần một ngày bằng kem đánh răng có fluoride. Lưu ý, nên lựa chọn loại bàn chải mềm và loại kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của con.
– Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng, có kích thước bằng một hạt gạo. Bắt đầu từ 3 tuổi, con bạn có thể sử dụng một lượng kem đánh răng cỡ hạt đậu.
Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.
– Tập cho con xỉa răng sau 2 tuổi.
– Bổ sung các thực phẩm tốt cho răng miệng như: sữa, trứng, rau, củ quả, hải sản,… Hạn chế đồ ăn nhẹ chứa nhiều đường, chẳng hạn như khoai tây chiên, kẹo, bánh quy và bánh.
– Ngăn chặn việc truyền vi khuẩn từ miệng sang con bạn bằng cách không dùng chung dụng cụ ăn uống.
– Nếu con bạn sử dụng bình sữa khi đi ngủ thì chỉ cho nước trắng vào. Nước trái cây hoặc sữa chứa đường có thể dẫn đến sâu răng.
– Thường xuyên đưa trẻ đến khám nha sĩ 3-6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phòng ngừa bệnh sâu răng kịp thời.
Hy vọng bài viết sâu răng ở trẻ em trên đây đã giúp bạn có cái nhìn sơ lược về vấn đề này. Nếu bạn thắc mắc các cách chăm sóc, phòng ngừa và điều trị các bệnh răng miệng, hãy liên hệ ngay đến rangmieng.org để được tư vấn miễn phí!
Mọc răng khôn hay mọc răng số 8 là điều mà đa số mọi người đều phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Có những người trải qua một cách nhẹ nhàng nhưng cũng có những người bị răng khôn làm cho đau đớn cả tuần. Có nhiều lời khuyên rằng nên nhổ ...
Nhổ răng luôn là nỗi ám ảnh của mỗi người vì tâm lý luôn sợ nha sĩ, sợ đau. Vậy làm thế nào để nhổ bỏ răng không đau, không biến chứng? Quy trình loại bỏ răng bằng công nghệ máy siêu âm hiện đại nhất hiện nay như thế nào? Mọi thắc mắc của ...
Bọc răng sứ đang là phương pháp được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng nắm rõ các bước bọc răng sứ sao cho hiệu quả. Vậy quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ như thế nào sẽ đem lại hiểu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây 1. Quy trình ...
Càng ngày lại càng nhiều người sử dụng mão sứ để phục hình những chiếc răng hỏng của mình. Vậy có mấy loại mão răng sứ? Và bạn nên sử dụng loại nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây? I – Đôi nét ...
Cầu răng sứ phục hình việc mất răng đang là xu hướng được ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy cầu răng sứ có mấy loại? Nên sử dụng loại nào? Chi phí ra sao?… sẽ được giải đáp qua những thông tin trong bài viết dưới đây. I – Đặc điểm cơ bản về cầu ...
Răng sứ Zirconia đang là một từ khóa rất hot trong thời điểm hiện nay khi mà con người luôn luôn mong muốn mình trở nên đẹp và hoàn hảo hơn. Vậy răng sứ Zirconia có tốt không? Chi phí bao nhiêu? Câu trả lời sẽ có ở bài viết sau đây. I – Giới ...