Răng cấm hay răng số 6 có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình ăn nhai. Vậy răng cấm là răng gì? Răng cấm có thay không? Bài viết sẽ giải đáp mọi thắc mắc, lo lắng của bạn về chiếc răng “cấm đụng, cấm can thiệp này”.
Răng cấm hay còn gọi là răng số 6 là răng cối thứ 1 của hàm lớn, có chức năng quan trọng bậc nhất trên cung hàm. Sở dĩ răng số 6 được goi là răng cấm bởi đây là chiếc răng không thể thay thế đảm nhiệm chức năng ăn nhai và liên hệ mật thiết với các dây thần kinh trong khoang miệng.
Răng cấm là răng gì?
nhổ chân răng hàm giá bao nhiêu
Răng số 6 (răng cấm) trên cung hàm
Chức năng của răng số 6 là đảm nhận chức năng ăn nhai, nghiền nhỏ, vụn thức ăn chính của toàn hàm nên toàn bộ lực ăn nhai sẽ được dồn hết vào răng số 6. Răng cấm là răng hàm nên có mặt răng to và rộng, hình dáng phức tạp.
Vậy răng số 6 có mấy chân? Thông thường, răng số 6 hàm trên sẽ có 3 chân, hàm dưới có 2 chân và có khoảng 3-5 ống tủy.
Hình ảnh răng số 6 hàm trên có 3 chân, hàm dưới 2 chân
Răng cấm được gọi là răng số 6 vì đây là chiếc răng mọc ở thứ tự số 6, đếm ngược từ răng cửa vào trong cung hàm. Vị trí răng số 6 nằm giữa răng số 5 và răng số 7.
Đây là những chiếc răng quan trọng bậc nhất trên cung hàm, tuy không mang tính thẩm mỹ quá cao nhưng đảm bảo chức năng ăn nhai của con người.
Vị trí răng số 6 nằm giữa răng số 7 và răng số 8
Răng số 6 mọc mọc sau cùng trong quá trình hình thành răng sữa ở trẻ, thông thường chúng ta sẽ bắt đầu mọc răng cầm từ năm 6-7 tuổi.
Đây là chiếc răng kết thúc quá trình mọc răng sữa ở trẻ đồng thời bắt đầu thời kỳ thay thế răng vĩnh viễn nên các bậc phụ huynh đặc biệt phải chú ý tới tình trạng răng miệng của con.
Như đã nói ở trên, răng số 6 hay răng cấm là răng có vai trò quan trọng bậc nhất trên cung hàm, không thể thay thế. Vị trí răng số 6 là điểm tựa vững chắc cho các răng vĩnh viễn có thể mọc một cách đều đặn, dễ dàng.
Ngoài ra, răng cấm có tác dụng giảm khả năng răng mọc lệch của trẻ. Vì vậy, khi mất răng số 6 sớm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau:
Răng số 6 đảm nhận chức năng ăn nhai khi nghiền nát, xay nhuyễn thức ăn. Khi mất đi chiếc răng này, khớp cắn sẽ bị đe dọa, hai hàm răng sẽ không khít nhau dẫn tới việc ăn nhai trở nên khó khăn.
Khi không còn răng số 6, việc ăn nhai trở nên khó khăn, thức ăn không được nghiền nhỏ lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng đau dạ dày, viêm đại tràng phổ biến, ảnh hường đến sức khỏe. Ngoài ra, việc ăn nhai không đảm bảo khiến thức ăn khó có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng của thức ăn vào cơ thể gây chán ăn, suy sinh dưỡng, mệt mỏi.
Răng cấm là điểm tựa vững chắc cho các răng mọc đều, tránh tình trạng lệch lạc. Vậy nên khi mất đi chiếc răng này, các răng còn lại sẽ có di chuyển về vị trí do mất lực nâng đỡ. Theo thời gian, lực tác động khi ăn nhai sẽ làm xô lệch các răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khuôn mặt, gây hóp má, già đi
Mất răng hàm số 6 sẽ làm yếu các răng xung quanh khi lực phân bố ăn nhai lên các răng không đều, làm các răng đó yếu dần đi và dễ gây các bệnh răng miệng, khớp cắn.
Khi răng cấm mất đi sẽ để lại một khoảng trống dễ dàng thức ăn thừa có thể đọng lại và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nên những bệnh răng miệng như: viêm nha chu, sâu răng, mòn chân răng… nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng lung lay răng, rụng răng, mất răng.
Mất răng hàm số 6 làm lực ăn nhai phân bố không đều khiến xương hàm chịu áp lực lớn dẫn tới tình trạng xương răng dần bị tiêu đi gây nên những biến dạng trên khuôn mặt.
Chính những hậu quả nghiêm trọng mà răng cấm để lại nên trong tất cả các trường hợp tổn thương bác sĩ đều cố gắng điều trị bảo tồn chiếc răng này. Đây cũng chính là lý do tại sao răng số 6 được gọi là răng cấm, là răng cấm xâm lấn, nhổ bỏ khi không thực sự cần thiết.
Răng số 6 là răng mọc cuối cùng trong quá trình hoàn thiện răng sữa ở trẻ. Vì là răng hàm với hình dạng răng to, phức tạp nên việc mọc răng ở trẻ thường hay kèm theo sốt.
Các bậc phụ huynh sẽ luôn luôn lo lắng cho bé khi không biết trẻ mọc răng hàm số 6 bị sốt phải làm thế nào? Cách chăm sóc khi trẻ bắt đầu mọc răng số 6:
– Trẻ sốt mọc răng hàm là tình trạng gặp phổ biến nên bố mẹ cần tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng cách đơn giản như: chườm lạnh, sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
– Không ép trẻ ăn: Việc sốt khi mọc răng khiến cơ thể các bé gặp các cảm giác khó chịu, chán ăn vậy nên không nên ép các bé ăn. Bố mẹ có thể chia ra thành các bữa nhỏ, thành 6-8 bữa 1 ngày.
– Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, hầm nhừ để trẻ có thể nuốt và không cần nhai. Bổ sung các loại nước ép, hoa quả bổ sung vitamin cho bé trong quá trình sốt mọc răng, giảm thiểu đau nhức.
– Đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi răng cấm có dấu hiệu mọc sai vị trí, sốt kéo dài hay có bất kỳ bất thường phát sinh.
Cha mẹ nên đặc biệt chú ý giai đoạn trẻ sốt do mọc răng cấm
Răng cấm có thể bị đau do sâu răng, gãy, vỡ gây tổn thương răng. Khi đau răng cấm các bạn nên:
– Không nên quá lo lắng, chườm đá cho răng cảm thấy dễ chịu hơn.
– Tránh ăn các đồ ăn cay, quá nóng hoặc quá lạnh ảnh hưởng đến men răng gây ra những tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe.
– Thăm khám bác sĩ để giải quyết dứt điểm các nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng cấm. Với tính chất đây là răng quan trọng bậc nhất trên cung hàm, việc điều trị răng số 6 khi bị đau là điều vô cùng cần thiết.
Để trả lời cho câu hỏi “Răng cấm có thay không?”, TS. Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm – Giám đốc chuỗi hệ thống nha khoa Paris cho biết:
“Răng số 6 là răng quan trọng bậc nhất trên cung hàm và mọc sau cùng trong giai đoạn mọc răng sữa và không thay. Chiếc răng này mọc lên gần như song song với quá trình bắt đầu thay răng sữa ở trẻ nên nhiều người vẫn nhầm tưởng răng số 6 có thể thay được. Chính vì điều đó mà các bậc phụ huynh thường bỏ qua việc chăm sóc, chú ý đến chiếc răng này ở trẻ”
Răng cấm chỉ mọc duy nhất 1 lần vào năm 6-7 tuổi và là răng vĩnh viễn, không mọc thêm bất kỳ một lần nào nữa. Vậy nên việc bảo vệ răng số 6 khỏi các tình trạng hỏng răng, gãy, vỡ là việc cần được chú trọng ngay từ đầu.
Nhiều người sẽ hoang mang không biết răng cấm bị sâu, răng cấm bị bể, mất răng số 6… thì phải làm sao bởi đây là chiếc răng vô cùng quan trọng trên cung hàm. Vậy nên làm gì để khắc phục?
Theo nguyên tắc bảo toàn răng thật, bác sĩ luôn đưa ra những biện pháp điều trị tốt nhất để bảo toàn răng số 6. Việc điều trị răng số 6 khi gặp phải các tình trạng bệnh lý khác nhau có thể được điều trị theo những phương pháp khác nhau. Một số phương pháp điều trị răng cấm hiệu quả:
Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng để hàn lại chỗ răng bị sâu, mẻ, đảm bảo an toàn, chắc chắn cho răng cấm.
Răng cấm bị sâu có trám được không?Trám răng số 6
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng hiệu quả, nhanh chóng, mang lại tính thẩm mỹ cao. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc mài một phần răng thật, sau đó gắn một mão răng sứ lên trên tạo thành khối răng hoàn chỉnh, đảm bảo tính ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm.
Trường hợp răng số 6 hư tổn, gãy, mẻ một phần, vẫn còn răng thật thì bọc răng sứ sẽ giúp phục hình răng cấm đạt hiệu quả cao nhất.
Trong trường hợp không thể điều trị bệnh lý cho răng số 6, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Hiện nay công nghệ được áp dụng vào nhổ răng là bằng máy siêu âm Piezotome theo tiêu chí: không đau, không biến chứng, lành thương nhanh sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn.
Việc thiếu đi răng cấm có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng tới việc ăn nhai và sức khỏe của mỗi người. Vậy nên sau khi nhổ răng số không thể điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng số 6.
Trồng răng Implant hiện nay đang là phương pháp phục hình răng được ưa chuộng nhất bởi tính thẩm mỹ cao cũng như độ bền tốt, đảm bảo đầy đủ các chức năng của răng.
Trồng Implant răng số 6
Bài viết đã đưa ra các thông tin về răng cấm cũng như những phương pháp khắc phục răng số 6 bị hư hỏng hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với rangmieng.org để được đội ngũ trên 30 năm kinh nghiệm tư vấn giải đáp mọi câu hỏi miễn phí. Xin cảm ơn!
Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt hay niềng răng mắc cài sapphire là giải pháp chỉnh nha bằng mắc cài mang lại hiệu quả thẩm mỹ nhất hiện nay với mức giá thành cực hợp lý. Để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này, mời bạn theo dõi bài tiết phân tích ...
Được biết đến như một cơ sở tuyến đầu trong lĩnh vực răng hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt tphcm đã khẳng định được vị thế của mình không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả các nước trong khu vực. Vậy những thông tin cần biết về bệnh viện răng hàm mặt ...
Những cơn ê buốt răng kéo dài khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật “bế tắc” và “bất lực”. Vậy nguyên nhân răng bị ê buốt là gì? Răng ê buốt phải làm sao hết? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Cùng ...
Máng chống nghiến răng được coi là người bạn đồng hành với những người có tật nghiến răng đêm vì những hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy máng răng là gì? Mua ở đâu? Bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây! I – Tìm ...
Bị hôi miệng luôn là một cơn ác mộng đối với mỗi người khi không chỉ làm giảm đi sự tự tin mà còn làm mất điểm trong mắt đối phương trầm trọng. Vậy nguyên nhân hôi miệng do đâu? Cách trị hôi miệng hiệu quả là gì? Tất cả các thắc mắc trên sẽ ...
Cao răng “cứng đầu” được hình thành và ngày càng nhiều lên trong quá trình ăn nhai mà không được vệ sinh răng miệng đúng cách. Càng để lâu lại càng nhiều và hung hãn hơn, dụng cụ lấy cao răng ra đời để loại bỏ những vấn đề khó khăn này. Vậy có ...