Mục lục
- I – Tìm hiểu nhổ răng
- II – Những biểu hiện bất thường sau khi nhổ răng
- III – Quy trình nhổ răng bằng máy siêu âm
- IV – Giải đáp thắc mắc khi nhổ răng bằng máy Piezotome
- #1. Nhổ răng bao lâu hết đau?
- #2. Nhổ bỏ răng làm sao cầm máu?
- #3. Nhổ răng mà máu vẫn chảy?
- #4. Nhổ răng chảy máu nhiều có sao không?
- #5. Nhổ răng mọc lệch có đau không?
- #6. Nhổ bỏ răng mà không trồng lại có sao không?
- #7. Nhổ răng làm nhỏ mặt không?
- #8. Nhổ răng giảm tuổi thọ không?
- #9. Nhổ răng giảm trí nhớ không?
Nhổ răng luôn là nỗi ám ảnh của mỗi người vì tâm lý luôn sợ nha sĩ, sợ đau. Vậy làm thế nào để nhổ bỏ răng không đau, không biến chứng? Quy trình loại bỏ răng bằng công nghệ máy siêu âm hiện đại nhất hiện nay như thế nào? Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây?
I – Tìm hiểu nhổ răng
1. Nhổ răng là gì?
Nhổ răng là quá trình bác sĩ sử dụng vật dụng nha khoa nhằm tách răng bị sâu, hỏng ra khỏi ổ răng nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng cho cung hàm.
Đây là phương pháp đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn tay nghề cao cùng thiết bị hiện đại giúp việc loại bỏ chiếc răng trở nên không đau, không nguy hiểm, biến chứng.
Nhổ răng là biện pháp tách răng ra khỏi nướu
2. Có nên nhổ răng không? Trường hợp nên thực hiện?
Theo nguyên tắc bảo tồn răng thật, bác sĩ sẽ luôn tìm cách điều trị khi răng bị bệnh và hạn chế xâm lấn, loại bỏ răng thật. Khi bệnh lý của răng không quá nghiêm trọng và không nguy hiểm thì bác sĩ sẽ dùng các phương pháp nha khoa để điều trị răng.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc nhổ bỏ là điều cần thiết khi không thể cứu chữa được răng đang bị sâu, viêm.
Một số trường hợp nên thực hiện nhổ bỏ răng
Một số trường hợp nên nhổ răng có thể được kể đến:
– Răng sâu nghiêm trọng không có cách nào điều trị để bảo toàn được răng sâu
– Bệnh nha chu nghiêm trọng khiến việc loại bỏ răng buộc phải diễn ra trước khi sử dụng các phương pháp để chữa bệnh lý.
– Nhổ những chiếc răng mọc lệch, không đúng vị trí đồng thời không có chức năng thẩm mỹ hay ăn nhai trên cung hàm, thông thường đây là những chiếc răng được nhổ để phục vụ quá trình niềng răng, phục hình răng.
– Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch đâm vào nướu gây ra những cơn đau đớn, ê buốt kéo dài thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ để bảo vệ sức khỏe cho khoang miệng.
– Tình trạng hủy hoại tủy ở giai đoạn cuối, không thể dùng các phương pháp nội nha để điều trị dứt điểm.
3. Nhổ răng lúc nào là tốt nhất?
Những người cần nhổ bỏ răng sẽ luôn suy nghĩ không biết nhổlúc nào tốt nhất trong ngày vì quy trình bỏ răng thường khiến người ta nghĩ ngay đến sự đau đớn, việc chuẩn bị thời gian khi đi loại bỏ răng cũng rất được quan tâm.
Thông thường thời gian nhổ vào buổi sáng hay buổi chiều đều như nhau nhưng xét ở nhiều khía cạnh thì tốt hơn bệnh nhân nên thực hiện bỏ răng vào buổi sáng vì những lý do sau:
– Buổi sáng là khi chúng ta tràn đầy sinh lực để bắt đầu một ngày mới, sau một giấc ngủ dài thì tinh thần sẽ trở nên thoải mái hơn.
– Loại bỏ răng buổi sáng thì bệnh nhân sẽ dễ tìm gặp bác sĩ để kiểm tra lại hơn trong các trường hợp máu không đông, đau nhức, chóng mặt kéo dài…
4. Nhổ bỏ răng nào nguy hiểm nhất?
Loại răng là một kỹ thuật khó yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác vì khi nhổ không đúng cách có thể gây ra đau đớn kéo dài cùng những biến chứng nguy hiểm. Thực tế đã cho thấy khi thực hiện bỏ răng ở các nơi không uy tín, tay nghề bác sĩ yếu kém sẽ dẫn đếnvô cùng nguy hiểm.
Tuy nhiên, bỏ răng nào nguy hiểm nhất còn phụ thuộc vào bệnh lý cũng như tình trạng của răng cần nhổ. Theo đó ta cũng có thể thấy, những chiếc răng khôn luôn được đánh giá là chiếc răng khi nhổ nguy hiểm nhất, dễ để lại biến chứng nhất.
Răng khôn bị nhổ bỏ luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất
Với xu hướng mọc lệch, ngầm, răng số 8 được coi là nguy hiểm nhất và thường là kỹ thuật nhổ khó nhất trong nha khoa. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi nhổ bỏ răng khôn:
– Máu không đông, dễ gây các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
– Đau nhức liên miên khiến mặt sưng tấy mặt là kết quả của nhiễm trùng vết thương, hình thành mủ tại hốc chiếc răng bị loại bỏ.
– Cơ thể mệt mỏi, có một số triệu chứng nguy hiểm như sốt, co giật.
5. Lưu ý khi loại bỏ răng
Những lưu ý khi nhổ răng để kết quả thành công, lành thương nhanh, không để lại biến chứng:
– Chuẩn bị tâm lý thoải mái, ăn đầy đủ trước khi loại bỏ răng, phòng ngừa quá trình diễn ra dài dẫn tới mệt mỏi, ngất xỉu gây ảnh hưởng đến kết quả.
– Chọn những cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng với đội ngũ chuyên gia bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại.
– Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt được khuyển cáo không nên nhổ vì sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi và sức khỏe.
II – Những biểu hiện bất thường sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ bỏ chiếc răng có thể bạn sẽ gặp một số triệu chứng khi cơ thể đang dần phải thích nghi với việc cơ thể xuất hiện một vết thương mới. Những biểu hiện bất thường sau khi loại bỏ răng có thể được kể đến:
1. Bị sốt
Khi cơ thể có những thay đổi mới dễ dẫn đến những biểu hiện kèm theo như sốt. Nhổ răng bị sốt là triệu chứng được gặp phổ biến ở nhiều người sau khi nhổ. Bạn không nên quá lo lắng mà nên thực hiện những cách sau:
Nhổ răng bị sốt
– Một số trường hợp do sự hình thành vết thương mà cơ thể chưa thể thích nghi dẫn tới sốt nhẹ, bạn có thẻ chườm đá, chườm nóng, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ trước đó. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, bạn nên đến nha khoa để thăm khám lại.
– Sốt cao do nhiễm trùng ổ răng, việc này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng, bạn nên quay trở lại bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ thăm khám và điều trị. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ tiến hành rửa lại vết thương thật sạch, kê đơn thuốc và hẹn lịch theo dõi.
2. Bị ngứa lợi
Nguyên lý của nhổ răng là tách răng hoàn toàn ra khỏi ổ nướu, khi vết thương bắt đầu lành, mô nướu phát triển quá trình lành thương khiến trong một số trường hợp chúng ta có thể bị ngứa lợi.
Việc này hoàn toàn bình thường, không đáng lo ngại đến sức khỏe răng miệng.Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc ngứa có thể là kết quả của viêm nướu dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như:
Vết thương bị nhiễm trùng sẽ làm sưng đau kéo dài, tại vùng nướu sẽ lở ra thêm, gây những triệu chứng đau nhức, chức năng ăn nhai không được đảm bảo. Bạn nên đến cơ sở nha khoa để thực hiện việc điều trị viêm nướu dứt điểm.
3. Bị đau đầu
Nhổ răng xong bị đau đầu là tình trạng phổ biến sau hay gặp phải sau khi loại bỏ chiếc răng hỏng. Hiện tượng đau đầu sau khi nhổ là hoàn toàn bình thường khi răng được chứa trong ổ xương răng được chi phối bởi dây thần kinh ngoại vi.
Bị đau đầu diễn ra phổ biến
Loại bỏ răng sẽ tác động vào mô nướu, xương răng khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng khiến cảm giác đau đầu xuất hiện.
Hiện tượng này có thể thuyên giảm sau 1-2 ngày, tuy nhiên trong một số trường hợp cơn đau không chấm dứt mà tiếp tục kéo dài có thể gây ra những biến chứg nguy hiểm.
4. Bị nhiễm trùng
Nhổ răng bị nhiễm trùng là trường hợp không ai mong muốn khi có thể mang đến những biến chứng nguy hiểm, đôi khi có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Nhiễm trùng có thể do những nguyên nhân như: vệ sinh răng không đúng cách, hoặc vết thương ở vị trí khuất khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập dẫn tới tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng.
Bạn nên đến bác sĩ nha khoa để điều trị khi thấy triệu chứng bệnh diễn ra nặng, không thể tự chữa trị tại nhà.
Hình ảnh sau bị nhiễm trùng, xuất hiện mủ
5. Nhổ răng mà vẫn còn chân răng?
Khi nhổ bỏ răng mà vẫn còn chân răng dẫn đến tình trạng đau nhức, nhiễm trùng khi phần chân răng chưa được tách hoàn toàn ra khỏi nướu làm cơ thể cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, biến chứng nghiêm trọng.
Hình ảnh còn sót chân răng
Nhổ răng mà vẫn còn chân răng là do răng ở vị trí khuất mà không được xử lý bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất, công nghệ loại bỏ răng hiện đại.
Khi gặp tình trạng trên, bạn nên đến nha khoa để xử lý dứt điểm chân răng còn sót lại, tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn về sau.
6. Bị nhức?
Nhổ răng xong bị nhức là triệu chứng hoàn toàn bình thường, mọi người không nên quá lo lắng. Chiếc răng bị mất tạo nên một vết thương trong khoang miệng nên cần thời gian để liền thương.
Tùy vào mức độ phức tạp của răng và cơ địa của mỗi người mà thời gian lành không giống nhau, thông thường sẽ từ 3 ngày đến 2 tuần, cảm giác nhức sẽ dần dần mất đi.
Bạn nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ, chăm sóc sức khỏe răng miệng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
III – Quy trình nhổ răng bằng máy siêu âm
Nhổ răng luôn là nỗi ám ảnh với mỗi người bởi việc nhổ bỏ có thể gây ra những đau đớn cùng những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, quá trình nhổ đã trở nên dễ dàng hơn với công nghệ bằng máy Piezotome.
Công nghệ loại bỏ răng bằng máy siêu âm Piezotome với 3 tiêu chí: không đau, không biến chứng, liền thương nhanh. Quy trình loại bỏ răng bằng máy siêu âm như sau:
- Bước 1: Thăm khám, tư vấn và chụp X-quang
Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng cho bệnh nhân, chụp X-quang, điều trị vết thương xung quanh răng (nếu có).
Trong trường hợp nướu quá sưng do răng mọc lệch, ngầm, bác sĩ sẽ tiến hành kê thuốc kháng viêm và hẹn bệnh nhân đến thực hiện nhổ bỏ vào buổi khác.
Dựa vào phim X-quang, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
- Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê
Để tránh nhiễm trùng sau nhổ, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng đặc biệt là vùng cần loại bỏ chiếc răng bằng nước muối chuyên dụng. Sau đó sẽ tiến hành gây tê bằng công nghệ tiên tiến giúp bệnh nhân an tâm hơn trong quá trình nhổ.
- Bước 3: Làm lung lay chân răng
Bằng công nghệ Piezotome, bác sĩ sẽ sử dụng đầu máy tác dụng vào quanh chân răng để làm đứt hệ thống dây chằng khiến răng lung lay. Khi răng quá to, bác sĩ sẽ tách nhỏ răng thành nhiều phần để việc lấy răng ra được dễ dàng hơn.
Quy trình nhổ răng bằng máy siêu âm
- Bước 4: Tiến hành nhổ răng
Sau khi làm răng lung lay bằng công nghệ Piezotome, bác sĩ tiến hành lấy răng ra khỏi ổ nướu.
- Bước 5: Cầm máu và hẹn lịch tái khám
Bác sĩ cầm máu cho bệnh nhân bằng bông gòn sau đó kê đơn thuốc, tư vấn cách chăm sóc răng miệng và vết nhổ mau lành thương, hẹn lịch tái khám.
IV – Giải đáp thắc mắc khi nhổ răng bằng máy Piezotome
#1. Nhổ răng bao lâu hết đau?
Nhổ răng bao lâu hết đau phụ thuộc vào vị trí răng nhổ cũng như cơ địa, tiến trình lành thương của mỗi người. Người bình thường sẽ hết đau dần sau 1, 2 ngày đến khoảng 2 tuần là vết nhổ hoàn toàn bình phục.
#2. Nhổ bỏ răng làm sao cầm máu?
Sau khi thực hiện nhổ, bác sĩ sẽ thực hiện cầm máu bằng cách cố định bông gòn vào vết nhổ. Trong vòng 30-45 phút tuyệt đối không được bỏ bông ra vì có thể quá trình đông máu chưa diễn ra. Tuyệt đối không súc miệng, khạc nhổ mạnh sau khi nhổ.
Sau khi nhổ hãy cố định bông gạc từ 30-45 phút
#3. Nhổ răng mà máu vẫn chảy?
Nhổ bỏ răng mà máu vẫn chảy có thể do tình trạng cơ thể bạn bị máu khó đông, tình trạng này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, xuất huyết nhiều làm cơ thể mệt mỏi, khó hồi phục vết thương, nhiễm trùng nặng.
Trước khi loại bỏ răng bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp nhổ hiệu quả, phù hợp. Trường hợp nhổ xong máu vẫn chảy, bạn nên đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và xử lý cầm máu kịp thời.
#4. Nhổ răng chảy máu nhiều có sao không?
Nhổ răng chảy máu nhiều là tình trạng hoàn toàn bình thường, bạn không cần quá lo lắng vì sau khi nhổxong, bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu và kê đơn thuốc, hướng dẫn bạn giúp vết thương mau lành.
#5. Nhổ răng mọc lệch có đau không?
Loại bỏ răng mọc lệch có đau không luôn là nỗi ám ảnh của mỗi người, Khi răng mọc lệch, hoặc ngầm ảnh hưởng đến nướu thì việc rạch nướu để nhổ bỏ răng là điều cần thiết.
Bạn sẽ cảm thấy đau đớn khi nhổ những răng mọc lệch theo phương pháp truyền thống. Hiện nay, công nghệ bằng máy siêu âm đã ra đời giải quyết mọi vấn đề loại bỏ răng hiệu quả nhất.
Nhổ răng mọc lệch ngày nay không còn đau như ngày trước nữa
#6. Nhổ bỏ răng mà không trồng lại có sao không?
Khi răng mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng không thể điều trị, việc loại bỏ răng là cần thiết. Tuy nhiên nhổ răng mà không trồng lại có sao không?
Khi răng nhổ mất đi để lại một khoảng trống, dẫn đến không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà chức năng ăn nhai cũng sẽ không được đảm bảo.
Mỗi răng đều có chức năng riêng trên cung hàm, vì vậy việc trồng lại là điều cần thiết (trừ các trường hợp nhổ để niềng răng, bỏ răng số 8)
#7. Nhổ răng làm nhỏ mặt không?
Nhiều người cho răng nhổ bỏ răng làm nhỏ mặt do xương hàm tại chỗ răng nhổ sẽ tiêu biến khiến gương mặt nhỏ lại. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng khiến gương mặt nhỏ lại. Làm nhỏ mặt chỉ trong trường hợp thực hiện nhổ răng kết hợp chỉnh nha sắp xếp lại vị trí các răng.
Nhờ điều chỉnh các răng mà khung hàm cũng sẽ được điều chỉnh lại, tùy thuộc vào vị trí chiếc răng được nhổ. Lưu ý: loại bỏ răng số 8 không có tác dụng nhỏ mặt khi răng số 8 được hình thành sau khi xương hàm đã cố định.
#8. Nhổ răng giảm tuổi thọ không?
Nhổ răng giảm tuổi thọ không luôn là thắc mắc của rất nhiều người trước và sau khi thực hiện tiểu phẫu này. Tuy nhiên chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh sẽ gây ra giảm tuổi thọ vì với công nghệ bằng máy siêu âm tiên tiến hiện nay đã cải thiện được đáng kể những nhược điểm của phương pháp nỏ răng truyền thống.
Nhổ răng tại những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo không có bất kỳ biến chứng nào xảy ra
#9. Nhổ răng giảm trí nhớ không?
Nhiều người cho rằng răng ở gần các dây thần kinh nên khi nhổ sẽ gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là nhổ răng có giảm trí nhớ không?
Hiện tại chưa có cơ sở nào chứng minh việc loại bỏ răng sẽ giảm trí nhớ, tuy nhiên khi nhổ tại các cơ sở nha khoa không uy tín thì nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe rất cao.
Nhổ răng tuy là tiểu phẫu, những khi không được thực hiện chính xác và tỉ mỉ có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên lạc với chúng tôi bằng cách để lại bình luận bên dưới, mọi thắc mắc sẽ được giải đáp. Xin cảm ơn!