Bạn có thường xuyên bị đau răng, ê buốt răng khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh? Bạn băn khoăn vì sao chăm chỉ vệ sinh nhưng vẫn bị sâu răng? Vậy thì sau khi được hé lộ nguyên nhân sâu răng đầy bất ngờ sau đây thì bạn có thể sẽ bị giật mình và phải thay đổi một số thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống của mình đấy.
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến răng bị sâu đó là lười đánh răng. Răng là một bộ phận có vai trò quan trọng nên cần được chăm sóc thường xuyên. Lười đánh răng khiến cho thức ăn thừa dắt vào kẽ răng không được loại bỏ. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, là nguyên nhân sâu răng.
Nhưng vì sao có rất nhiều người đánh răng thường xuyên vẫn bị sâu răng? Ai cũng nghĩ rằng sau khi ăn nên đánh răng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, đánh răng ngay sau khi ăn sẽ kích thích môi trường axit trong miệng làm hại đến men răng. Vì vậy, các nha sĩ khuyến cáo chỉ nên đánh răng vào 30 phút sau khi ăn.
Bên cạnh đó, đánh răng quá nhiều lần trong ngày cũng khiến men răng nhanh bị hỏng. Bạn chỉ nên đánh răng nhiều nhất là 2 lần một ngày vào sáng và tối. Những khoảng thời gian khác bạn có thể vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa, nước lọc, nước muối loãng…
Thời gian “vàng” để đánh răng là 30 phút sau khi ăn
Nếu đánh răng đầy đủ nhưng răng vẫn bị sâu thì sao? Nguyên nhân gây sâu răng có thể đến từ việc bạn quá mạnh tay khi đánh răng. Chải răng quá mạnh sẽ làm tổn thương nướu mà không loại bỏ được thức ăn thừa.
Ngoài ra, chúng ta thường bỏ qua không vệ sinh lưỡi mặc dù đó cũng là nơi thường xuyên tiếp xúc với thức ăn và vi khuẩn rất dễ bám lại. Vậy nên có rất nhiều người dù chăm đánh răng nhưng miệng vẫn luôn có mùi hôi và răng thì vẫn sâu.
Từ xa xưa ông bà ta đã có thói quen sử dụng tăm tre để làm sạch răng. Tuy nhiên, khoa học ngày nay đã chứng minh việc dùng tăm tre ngược lại rất không tốt cho răng.
Khi xỉa răng bằng tăm, chúng ta đã vô tình làm tổn thương những vùng mô mềm nhạy cảm như nướu răng. Xỉa răng bằng tăm không đúng kích cỡ còn có thể gây ra chảy máu chân răng, thưa răng…
Tăm tre là một trong số những “thủ phạm” gây sâu răng
Chúng ta luôn nghĩ “thủ phạm” gây nên nguy hiểm cho răng miệng là bánh kẹo, đồ ngọt… bởi chúng chứa rất nhiều đường . Tuy nhiên chúng ta không hề biết rằng cấu tạo của tinh bột cũng có đường.
Mặc dù lượng đường trong tinh bột không cao nhưng nó cũng ít nhiều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe răng miệng.
Ăn nhiều tinh bột, đường, chất kích thích… cũng gây sâu răng
Người Việt Nam thường ăn từ hai đến ba bữa một ngày. Trong các bữa ăn, chúng ta luôn bổ sung một lượng tinh bột không nhỏ từ: cơm, phở, xôi…
Tất cả các loại thức ăn này đều có nguy cơ làm răng của bạn bị sâu do tác động của đường. Như vậy, dù bạn không hay ăn ngọt thì nguy cơ bị sâu răng của bạn cũng rất cao.
Ngoài đồ ngọt và tinh bột, các chất kích thích, thuốc giảm đau cũng dễ gây ra sâu răng. Loại đồ uống có cồn như rượu, bia hầu hết đều có axit. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và tấn công răng.
Các loại thuốc giảm đau thì thường giảm quá trình tiết nước bọt. Điều này sẽ khiến khoang miệng của bạn bị khô dẫn đến xói mòn men răng.
Đây không phải là một trong những nguyên nhân sâu răng chính nhưng chúng ta rất có thể sẽ gặp. Nhiều người bẩm sinh có hàm răng thô hoặc yếu.
Qua thời gian, răng sẽ càng trở nên nhạy cảm với môi trường, dễ nứt, vỡ… . Vi khuẩn vì vậy sẽ dễ dàng bám vào bề mặt răng hơn, và nguy cơ sâu răng cũng sẽ cao hơn.
Răng yếu, mẻ, vỡ cũng có thể gây sâu răng
Tụt nướu là một triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi. Khi nướu bị tụt khỏi hàm sẽ hình thành mảng bám trên rễ răng. Ngà răng sẽ trở thành mục tiêu tấn công của vi khuẩn dẫn đến mục nát, có thể làm sâu răng gốc.
Điều này nghe có vẻ khá buồn cười nhưng lại là sự thật. Vi khuẩn gây sâu răng có thể truyền từ người sang người qua việc dùng chung bát đũa khi ăn, qua đồ dùng sinh hoạt. Hoặc thậm chí, nếu không vệ sinh tốt, vi khuẩn gây sâu răng có thể lây truyền chỉ bằng một cái hôn đấy nhé.
Người bị rối loạn tiêu hóa thường có lịch trình ăn uống thất thường khiến việc chăm sóc răng trở nên khó khăn hơn. Nếu như một ngày chúng ta ăn quá nhiều bữa mà không có biện pháp vệ sinh đúng cách thì đó sẽ là nguyên nhân gây sâu răng.
Nguyên nhân sâu răng đã rõ. Nếu như răng của bạn đã bị sâu thì bạn nên nhanh chóng tới các phòng khám nha khoa để tiến hành điều trị nhé.
Tùy theo mức độ mà bác sĩ sẽ có cách điều trị răng sâu phù hợp. Mức độ nhẹ có thể chỉ cần vệ sinh và trám bít lại lỗ sâu. Răng sâu ở bên trong và có dấu hiệu viêm tủy nên được trám bít ống tủy tránh gây áp xe. Đối với răng khôn bị sâu bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ. Điều này sẽ tránh được tác động xấu đến răng số 7 là răng ăn nhai chính.
Điều trị răng sâu tại nha khoa uy tín để có kết quả tốt nhất
Ngừa sâu răng không phải là một việc quá khó khăn và không thể thực hiện được. Để sức khỏe răng miệng luôn đảm bảo, bạn cần tuân thủ các quy tắc sau:
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ nguyên nhân sâu răng và có thể tìm được biện pháp điều trị đúng đắn. Nếu còn băn khoăn, hãy liên hệ với rangmieng.org chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.
Mọc răng khôn hay mọc răng số 8 là điều mà đa số mọi người đều phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Có những người trải qua một cách nhẹ nhàng nhưng cũng có những người bị răng khôn làm cho đau đớn cả tuần. Có nhiều lời khuyên rằng nên nhổ ...
Nhổ răng luôn là nỗi ám ảnh của mỗi người vì tâm lý luôn sợ nha sĩ, sợ đau. Vậy làm thế nào để nhổ bỏ răng không đau, không biến chứng? Quy trình loại bỏ răng bằng công nghệ máy siêu âm hiện đại nhất hiện nay như thế nào? Mọi thắc mắc của ...
Bọc răng sứ đang là phương pháp được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng nắm rõ các bước bọc răng sứ sao cho hiệu quả. Vậy quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ như thế nào sẽ đem lại hiểu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây 1. Quy trình ...
Càng ngày lại càng nhiều người sử dụng mão sứ để phục hình những chiếc răng hỏng của mình. Vậy có mấy loại mão răng sứ? Và bạn nên sử dụng loại nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây? I – Đôi nét ...
Cầu răng sứ phục hình việc mất răng đang là xu hướng được ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy cầu răng sứ có mấy loại? Nên sử dụng loại nào? Chi phí ra sao?… sẽ được giải đáp qua những thông tin trong bài viết dưới đây. I – Đặc điểm cơ bản về cầu ...
Răng sứ Zirconia đang là một từ khóa rất hot trong thời điểm hiện nay khi mà con người luôn luôn mong muốn mình trở nên đẹp và hoàn hảo hơn. Vậy răng sứ Zirconia có tốt không? Chi phí bao nhiêu? Câu trả lời sẽ có ở bài viết sau đây. I – Giới ...