Khô miệng khiến cho việc ăn nhai khó khăn và chắc chắn cũng làm cho cuộc sống của bạn có đôi chút xáo trộn vì giao tiếp bị hạn chế rất nhiều. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và điều trị ra sao cho hiệu quả? Tham khảo ngay các thông tin cần thiết qua bài viết dưới đây.
Khô miệng là tình trạng khoang miệng bị khô một cách bất thường, thậm chí có người còn xảy ra tình trạng khô đắng miệng khi mới ngủ dậy. Tình trạng này kéo theo sự mất cảm giác khi ăn nhai và giọng nói cũng có thể bị “lệch tông”, khác lạ hơn bình thường rất nhiều.
Khô miệng khiến việc ăn nhai của bạn gặp rất nhiều khó khăn
Bệnh biểu hiện ra bằng các hình thức khác nhau như:
+ Không có nước bọt trong khoang miệng
+ Mùi hôi miệng xuất hiện
+ Khô miệng rát lưỡi
+ Khô miệng khi ngủ
+ Cổ họng khô khốc, không nuốt được đồ ăn
+ Nước bọt sinh và sệt lại
+ Răng dễ bị sâu hoặc các bệnh liên quan đến nướu
Khô miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:
Các hội chứng như Sjogren, HIV/AIDS, Alzheimer, thiếu máu, huyết áp, tiểu đường, quai bị hay xơ nang đều có thể gây lên chứng khô miệng. Hay nói 1 cách khác, khô miệng là một trong những biểu hiện của bệnh dễ nhận thấy nhất, bạn có thể dựa vào khô miệng cùng một vài biểu hiện đi kèm để tự chẩn đoán bệnh.
Nếu bạn đang dùng một số loại thuốc điều trị bệnh có chứa thành phần gây khô miệng (như thuốc điều trị trầm cảm, giảm đau, giãn cơ, thông mũi…) cũng sẽ làm cho miệng bị khô khốc.
Khô miệng còn do tác dụng phụ của thuốc
Các chấn thương liên quan đến thần kinh vùng đầu, cổ hay các phẫu thuật tại vùng đó sẽ ảnh hưởng làm cho khoang miệng bị khô.
Khô miệng cũng được tạo thành từ các thói quen như uống ít nước, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, ăn nhiều đồ ngọt hoặc đồ chứa dầu mỡ.
Những điếu thuốc lá khiến khoang miệng bạn khô khốc
Một số nguyên nhân như quá trình lão hóa, thay đổi hoocmon trong cơ thể, sốt, đổ mồ hôi quá nhiều, mất nước cơ thể… sẽ khiến cho miệng bị khô. Ngoài ra, khô miệng khi mang thai cũng là trường hợp xảy ra khá thường xuyên ở phụ nữ.
Việc dùng thuốc điều trị khô miệng chỉ áp dụng cho một vài nguyên nhân gây khô miệng, cụ thể như sau
+ Sử dụng thuốc Cevimeline cho các trường hợp bị khô miệng do hội chứng Sjögren’s. Cevimeline hoạt động bằng cách kích thích vài dây thần kinh cụ thể, làm tăng lượng nước bọt tiết ra, giúp bạn nói và nuốt dễ dàng hơn và thoải mái hơn.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
+ Thuốc Pilocarpine (dạng thuốc uống qua đường miệng) dùng để điều trị khô miệng cũng do hội chứng Sjögren’s và xạ trị.
+ Thuốc Amifostine giúp hạn chế nhưng tổn thương do xạ trị, đồng thời giúp giảm mức độ nghiêm trọng của chứng khô miệng ở một số bệnh nhân.
Tất cả các loại thuốc không thể tùy tiện sử dụng mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Mọi trường hợp tự ý dùng thuốc, chúng tôi đều không chịu trách nhiệm liên quan đến các biến chứng như ngất xỉu, tim đập nhanh, biến chứng về phổi, tâm trạng bất thường hay đau dạ dày hay bụng ở mức độ nghiêm trọng.
Những loại thuốc xịt hỗ trợ tạo nước bọt nhân tạo bạn cũng nên tìm hiểu để sử dụng. Các sản phẩm này thường chứa xylitol, carboxymethylcellulose hoặc hydroxyethyl cellulose. Bạn có thể tìm thấy các loại xịt này ở các hiệu thuốc tây.
Có thể sử dụng một vài loại thuốc xịt tạo nước bọt nhân tạo
Để góp phần chữa bệnh khô miệng hoặc làm cho bạn dễ chịu hơn ít nhất là trong một khoảng thời gian cụ thể, bạn có thể áp dụng một trong số những mẹo nhỏ dưới đây:
+ Uống đủ nước, không nhiều quá và không ít quá vì chúng đều làm cho khô miệng nặng thêm. Theo lượng nước chuẩn, mỗi ngày bạn cần bổ sung 8 – 12 cốc nước 240ml cho cơ thể (tức là khoảng trên 2 lít nước mỗi ngày).
+ Hạn chế đến mức tối đa các đồ uống lợi tiểu, đặc biệt là Caffeine.
+ Chăm chỉ ăn đồ chua vì chúng giúp kích thích tuyến nước bọt của bạn, đừng quên xúc miệng sau khi ăn đồ chua để bảo vệ men răng.
+ “Làm bạn” với một số thực phẩm mềm như sữa chua, pudding, rau củ nghiền, nước sốt, ngũ cốc, món hầm, sinh tố hoa quả…
+ Nhấp một ngụm nước nhỏ trước khi ăn
1 ngụm nước nhỏ trước khi ăn sẽ giúp miệng của bạn đỡ khô hơn
+ Sử dụng nước xúc miệng không chứa cồn (hoặc chứa ít cồn nhất có thể), nha sĩ cũng có thể khuyến nghị sử dụng nước súc miệng florua dạng kê đơn để bảo vệ răng và/hoặc nước súc miệng đặc biệt dùng để điều trị chứng khô miệng.
+ Chăm chỉ nhai gum để tăng sản sinh nước bọt, làm dịu lại chứng khô miệng. Lưu ý, chọn loại gum không đường hoặc có hương bạc hà để không gây sâu răng và hôi miệng.
+ Sử dụng máy phụ sương trong phòng ngủ để tạo độ ẩm cho không khí.
+ Tạo thói quen thở bằng mũi (thay vì bằng miệng).
Quan trọng nhất, nếu bạn cảm thấy chứng khô miệng của mình thực sự phiền phức và ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt hàng ngày, đừng chần chừ đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị cụ thể!
Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt hay niềng răng mắc cài sapphire là giải pháp chỉnh nha bằng mắc cài mang lại hiệu quả thẩm mỹ nhất hiện nay với mức giá thành cực hợp lý. Để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này, mời bạn theo dõi bài tiết phân tích ...
Được biết đến như một cơ sở tuyến đầu trong lĩnh vực răng hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt tphcm đã khẳng định được vị thế của mình không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả các nước trong khu vực. Vậy những thông tin cần biết về bệnh viện răng hàm mặt ...
Những cơn ê buốt răng kéo dài khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật “bế tắc” và “bất lực”. Vậy nguyên nhân răng bị ê buốt là gì? Răng ê buốt phải làm sao hết? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Cùng ...
Máng chống nghiến răng được coi là người bạn đồng hành với những người có tật nghiến răng đêm vì những hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy máng răng là gì? Mua ở đâu? Bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây! I – Tìm ...
Bị hôi miệng luôn là một cơn ác mộng đối với mỗi người khi không chỉ làm giảm đi sự tự tin mà còn làm mất điểm trong mắt đối phương trầm trọng. Vậy nguyên nhân hôi miệng do đâu? Cách trị hôi miệng hiệu quả là gì? Tất cả các thắc mắc trên sẽ ...
Cao răng “cứng đầu” được hình thành và ngày càng nhiều lên trong quá trình ăn nhai mà không được vệ sinh răng miệng đúng cách. Càng để lâu lại càng nhiều và hung hãn hơn, dụng cụ lấy cao răng ra đời để loại bỏ những vấn đề khó khăn này. Vậy có ...