Home Tin Tức Sức Khỏe Răng Miệng [Cẩm nang] Độ tuổi mọc răng – thay răng của trẻ mà các mẹ nên biết

[Cẩm nang] Độ tuổi mọc răng – thay răng của trẻ mà các mẹ nên biết

Quá trình mọc răng sữa và thay răng vĩnh viễn của trẻ được rất nhiều người quan tâm bởi đây là yếu tố quyết định nhất đến khuôn hàm của trẻ khi trưởng thành. Thời gian mọc răng – thay răng ở mỗi đứa trẻ là khác nhau, tuy nhiên bạn cũng cần nắm được những mốc thời gian tương đối và những lưu ý để chăm sóc răng trẻ tốt nhất trong giai đoạn này. 

Trẻ mọc răng trong độ tuổi nào?

Trẻ mọc răng trong độ tuổi nào?

1/ Độ tuổi mọc răng sữa của trẻ 

Độ tuổi mọc răng sữa trung bình của trẻ được tính từ khoảng 6 tháng, có trẻ mọc sớm hơn (khoảng từ 4 tháng), cũng có trẻ mọc muộn hơn (khoảng hơn 10 tháng mới bắt đầu mọc). Khoảng thời gian cụ thể của từng chiếc răng như sau:

  • Từ khoảng 6 – 8 tháng tuổi: Bé mọc 2 răng cửa giữa (thông thường sẽ mọc 2 răng cửa hàm dưới đến 2 răng cửa hàm trên).
  • Từ khoảng 9 – 12 tháng tuổi: Bé tiếp tục mọc 4 chiếc răng cửa bên (lần này, 2 răng cửa bên ở hàm trên sẽ mọc trước, sau đo mới đến hàm dưới).
  • Từ khoảng 12 – 15 tháng tuổi: Bé sẽ cách một khoảng ở chiếc răng nanh để mọc răng hàm trước. 4 chiếc răng hàm sữa đầu tiên sẽ mọc lên trong thời gian này.
  • Từ khoảng 18 – 21 tháng tuổi: Đây là độ tuổi mọc răng nanh của trẻ. 4 chiếc răng nanh sẽ được mọc lên theo trình tự 2 chiếc hàm trên – 2 chiếc hàm dưới.
  • Từ khoảng 24 – 30 tháng tuổi: Bé sẽ mọc hết 4 chiếc răng hàm sữa còn lại.

Qúa trình mọc răng thường thấy ở trẻ

Quá trình mọc răng thường thấy ở trẻ

Có thể thấy, trong khoảng hơn 2 năm đầu đời, bé sẽ hoàn thiện quá trình mọc răng sữa của mình với 20 chiếc răng. Thời gian mọc nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào từng bé, đôi khi giới tính cũng có thể ảnh hưởng đến việc mọc răng (thường thì bé trai sẽ mọc răng muộn hơn bé gái).

Bạn có thể nhận biết được quá trình mọc răng sữa của bé bằng các biểu hiện như nướu bị sưng lên, thích cắn (gặm) tay hoặc đồ đạc, sốt nhẹ, nhiều nước dãi, biếng ăn hoặc có thể bị đi tướt trong vài ngày.

2/ Độ tuổi thay răng sữa – Mọc răng vĩnh viễn của trẻ

Răng sữa sẽ hỗ trợ trẻ ăn nhai tốt hơn trong những năm tháng đầu đời, sau đó, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn. Đây là quá trình thay răng đầu tiên và cũng là cuối cùng trong cuộc đời mỗi người. Quá trình thay răng ở mỗi người cũng là khác nhau, tuy nhiên hầu hết bắt đầu khi đứa trẻ được 6 tuổi.

Quy trình thay răng diễn ra theo quy luật, răng nào mọc trước thì sẽ rụng trước (trong trường hợp thay thế tự nhiên chứ không tính đến việc bé bị sâu răng hoặc va đập dẫn đến phải nhổ răng sữa trước thời điểm thay), cụ thể như sau:

  • 6 – 7 tuổi: thay răng cửa giữa (thời gian này trẻ cũng mọc thêm các răng hàm (răng cối lớn) thứ nhất sau răng hàm sữa thứ hai)
  • 7 – 8 tuổi: thay răng cửa bên
  • 9 – 10 tuổi: thay răng tiền hàm
  • 10 – 11 tuổi: thay răng nanh
  • 11 – 12 tuổi: thay răng hàm lớn (thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ hai sau răng hàm thứ nhất)

Trẻ thay răng khi bắt đầu được khoảng 6 tuổi

Trẻ thay răng khi bắt đầu được khoảng 6 tuổi

Qúa trình thay răng của trẻ kết thúc ở khoảng 12 tuổi. So với bộ răng sữa gồm 20 chiếc, ở thời điểm mọc răng vĩnh viễn, trẻ sẽ mọc thêm 4 chiếc răng hàm trên và 4 chiếc răng hàm dưới, hình thành bộ răng vĩnh viễn gồm 28 răng.

Theo lý thuyết, ở người trưởng thành sẽ gồm 32 chiếc răng, tuy nhiên có người đủ 32, có người lại không. Điều này dựa vào việc bạn có mọc răng cùng (hay còn gọi là mọc răng số 8 không). Những chiếc răng này xuất hiện khi đứa trẻ đã trưởng thành (khoảng 17 – 18 tuổi), thậm chí rất muộn mới xuất hiện.

3/ Chăm sóc răng đúng cách trong quá trình trẻ mọc răng – thay răng

Để quá trình mọc răng – thay răng của trẻ diễn ra thuận lợi, không xảy ra những biến chứng mọc răng đáng tiếc, bạn cần đặc biệt chú ý đến giai đoạn này bằng những lưu ý sau:

+ Mọc răng gây đau nhức, khó chịu cho trẻ, chính vì thế bạn đừng quá khắt khe với chúng nếu chúng có quấy khóc hơn bình thường. Hãy chăm sóc, vỗ về chúng nhiều hơn.

+ Có thể cho trẻ sử dụng một số đồ gặm nướu để giúp trẻ thoải mái và dễ chịu hơn, tuy nhiên cần tìm hiểu thật kỹ về thành phần, xuất xứ của những đồ cho trẻ gặm.

Một số đồ gặm nướu có thể giúp bé dễ chịu hơn

Một số đồ gặm nướu có thể giúp bé dễ chịu hơn

+ Không thể cấm trẻ ăn bánh kẹo ngọt nhưng hãy hạn chế những đồ ăn này và đặc biệt, nghiêm cấm trẻ ăn bánh kẹo hay đồ ngọt vào buổi tối sau 7 giờ.

+ Lựa chọn đồ ăn không quá cứng cho trẻ vì những chiếc răng đầu đời của chúng còn rất yếu, có thể gãy vỡ bất cứ lúc nào.

+ Nếu răng trẻ lung lay, thay vì tự nhổ ở nhà, bạn có thể đưa trẻ đến nha khoa để được tư vấn và nhổ răng cho bé trong môi trường nha khoa chuyên nghiệp và sạch khuẩn.

Hãy để bé lớn lên một cách khỏe mạnh với một hàm răng đẹp bằng cách chăm sóc răng trẻ ngay từ giai đoạn mọc răng – thay răng này. Mọi thắc mắc liên quan, bạn đừng ngần ngại liên hệ với rangmieng.org để được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Niềng răng mắc cài pha lê có tốt không? Giá niềng răng mắc cài pha lê bao nhiêu?

Niềng răng mắc cài pha lê có tốt không? Giá niềng răng mắc cài pha lê bao nhiêu?

Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt hay niềng răng mắc cài sapphire là giải pháp chỉnh nha bằng mắc cài mang lại hiệu quả thẩm mỹ nhất hiện nay với mức giá thành cực hợp lý. Để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này, mời bạn theo dõi bài tiết phân tích ...

Bệnh viện răng hàm mặt Tphcm ở đâu? Có tốt không? Bảng giá ra sao?

Bệnh viện răng hàm mặt Tphcm ở đâu? Có tốt không? Bảng giá ra sao?

Được biết đến như một cơ sở tuyến đầu trong lĩnh vực răng hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt tphcm đã khẳng định được vị thế của mình không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả các nước trong khu vực. Vậy những thông tin cần biết về bệnh viện răng hàm mặt ...

Ê buốt răng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị răng ê buốt dân gian

Ê buốt răng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị răng ê buốt dân gian

Những cơn ê buốt răng kéo dài khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật “bế tắc” và “bất lực”. Vậy nguyên nhân răng bị ê buốt là gì? Răng ê buốt phải làm sao hết? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Cùng ...

Máng chống nghiến là gì? Cách sử dụng máng chống nghiến răng khi ngủ.

Máng chống nghiến là gì? Cách sử dụng máng chống nghiến răng khi ngủ.

Máng chống nghiến răng được coi là người bạn đồng hành với những người có tật nghiến răng đêm vì những hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy máng răng là gì? Mua ở đâu? Bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây! I – Tìm ...

Nguyên nhân bị hôi miệng là gì? Cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả nhất.

Nguyên nhân bị hôi miệng là gì? Cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả nhất.

Bị hôi miệng luôn là một cơn ác mộng đối với mỗi người khi không chỉ làm giảm đi sự tự tin mà còn làm mất điểm trong mắt đối phương trầm trọng. Vậy nguyên nhân hôi miệng do đâu? Cách trị hôi miệng hiệu quả là gì? Tất cả các thắc mắc trên sẽ ...

Review dụng cụ lấy cao răng tại nhà tốt không? Giá dụng cụ cao vôi răng?

Review dụng cụ lấy cao răng tại nhà tốt không? Giá dụng cụ cao vôi răng?

Cao răng “cứng đầu” được hình thành và ngày càng nhiều lên trong quá trình ăn nhai mà không được vệ sinh răng miệng đúng cách. Càng để lâu lại càng nhiều và hung hãn hơn, dụng cụ lấy cao răng ra đời để loại bỏ những vấn đề khó khăn này. Vậy có ...