Home Tin Tức Sức Khỏe Răng Miệng Đánh răng chảy máu – Nguyên nhân và cách khắc phục

Đánh răng chảy máu – Nguyên nhân và cách khắc phục

Đánh răng chảy máu là một trong những tình trạng thường gặp nhất, nó không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy tại sao bạn lại gặp tình trạng này và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!

1/ Nguyên nhân khiến đánh răng chảy máu

Đánh răng chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là những nguyên nhân sau:

♦ Do đánh răng sai cách

Việc bạn dùng bản chải lông cứng hay chải răng quá mạnh, làm tổn thương vùng nướu là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng chảy máu khi đánh răng.

Đánh răng chảy máu do tác động quá mạnh bằng bàn chải lông cứng

Đánh răng chảy máu do tác động quá mạnh bằng bàn chải lông cứng

♦ Do bệnh lý răng miệng

Nếu bạn đang mắc các bệnh liên quan đến răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu… thì vùng lợi của bạn cũng sẽ nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Bạn sẽ dễ bị chảy máu khi đánh răng, ăn nhai hoặc nói chuyện.

♦ Do bệnh lý cơ thể

Một số bệnh về máu (máu không đông, ung thư máu gây nhiễm trùng, hay xuất huyết chân răng) hay một số bệnh về gan khiến bạn cũng dễ chảy máu khi đánh răng. Thậm chí bạn không làm gì răng cũng sẽ tự chảy máu. Đây cũng có thể coi là một dấu hiệu cảnh báo bệnh mà bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Bệnh về gan cũng làm cho bạn hay bị chảy máu khi đánh răng

Bệnh về gan cũng làm cho bạn hay bị chảy máu khi đánh răng

♦ Do thiếu chất

Chảy máu khi đánh răng cũng có thể xảy ra khi cơ thể bạn đang thiếu chất, đặc biệt là vitamin C ( giúp làm lành vết thương nhanh) và vitamin K (giúp cơ thể đông máu nhanh).

2/ Khắc phục tình trạng đánh răng chảy máu như thế nào?

Để khắc phục tình trạng đánh răng chảy máu, bạn cần phải dựa vào nguyên nhân cụ thể. Một số lời khuyên dưới đây của chúng tôi hi vọng sẽ giúp ích cho bạn:

♦ Tạo thói quen chải răng đúng cách

Việc chải răng là việc cần thiết hàng ngày, chính vì thế bạn hãy tạo một thói quen thật tốt với công việc này. Lựa chọn một bàn chải đánh răng lông thật mềm và chải theo chiều dọc thân răng một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến nướu, men răng và tránh tình trạng chảy máu.

♦ Bổ sung các thực phẩm nhiều vitamin

Một số thực phẩm chứa vitamin C như cam, chanh, bưởi, xoài… hay những thực phẩm chứa vitamin K như cải bó xôi, cần tây, cà rốt, bông cải xanh… nên được bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Nếu bạn dùng thuốc bổ sung chất cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa.

Bổ sung vitamin C vào thực đơn hàng ngày một cách khoa học

Bổ sung vitamin C vào thực đơn hàng ngày một cách khoa học

♦ Sử dụng dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng

Ngoài việc đánh răng hàng ngày, bạn cũng nên thực hiện làm sạch răng miệng và mảng bám bằng cách dùng chỉ nha khoa kết hợp với nước xúc miệng. Một lời khuyên của bác sĩ nha khoa là bạn nên thực hiện đánh răng vào sáng và tối, còn buổi trưa chỉ nên dùng nước xúc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng.

>>> Trong trường hợp chảy máu răng do bệnh lý răng miệng hoặc bệnh lý cơ thể, điều bạn cần làm là đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và xác định tình trạng cụ thể. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên cần thiết về việc chăm sóc răng, dùng thuốc điều trị hoặc thực hiện phẫu thuật nếu bệnh nặng.

Sau khi khỏi bệnh và khắc phục được tình trạng đánh răng chảy máu, bạn cũng đừng quên đến nha khoa thăm khám định kì 3 – 6 tháng/lần. Việc này không những giúp bạn kiểm soát được tình trạng răng miệng của mình mà còn giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các bệnh răng miệng nguy hiểm.

Thăm khám nha khoa định kì 3 - 6 tháng/lần

Thăm khám nha khoa định kì 3 – 6 tháng/lần

Nếu bạn cần trao đổi cụ thể và nghe lời khuyên của bác sĩ nha khoa về tình trạng đánh răng chảy máu mà mình đang gặp phải, bạn có thể liên hệ qua hotline 19006900, các bác sĩ sẽ luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách đánh răng đúng cách như thế nào? 7 Bước để đánh răng đúng cách.

Cách đánh răng đúng cách như thế nào? 7 Bước để đánh răng đúng cách.

Ngay từ nhỏ, chúng ta được cha mẹ luyện cho cách đánh răng và chăm sóc răng miệng hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm đúng cách đánh răng đúng cách và đây chính là nguyên nhân gây các bệnh lý răng miệng khi trưởng thành. Vậy hãy để các chuyên gia ...

Tại sao lại bị chảy máu chân răng khi đánh răng? | Răng Miệng 360

Tại sao lại bị chảy máu chân răng khi đánh răng? | Răng Miệng 360

CÂU HỎI: “Chào bác sĩ tôi năm nay 35 tuổi. Tôi mới sinh em bé xong và dạo này tôi thường bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Xin hỏi tình trạng này có ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe hay không? Làm sao để chữa hết?” Chị Linh Hương ...

Dị ứng kem đánh răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm

Dị ứng kem đánh răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm

Bạn có thể bị dị ứng với hầu hết mọi thứ, kể cả kem đánh răng. Khi bị dị ứng kem đánh răng miệng của bạn có thể bị loét, khô và môi nứt nẻ nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân bị dị ứng, những dấu hiệu thường gặp và cách điều trị dứt điểm là ...

Có nên dùng nước súc miệng thay thế kem đánh răng không?

Có nên dùng nước súc miệng thay thế kem đánh răng không?

Ngày nay, việc sử dụng nước súc miệng không còn quá xa lạ đối với chúng ta và mọi người nghĩ rằng chỉ cần sử dụng nước súc miệng là có thể loại bỏ mọi mảng bám có hại cho răng miệng. Vậy có nên dùng nước súc miệng thay thế kem đánh răng trong ...

Đánh răng bằng muối có tốt không? Có tác dụng gì với răng miệng?

Đánh răng bằng muối có tốt không? Có tác dụng gì với răng miệng?

Từ xa xưa, muối đã được sử dụng để thay cho kem đánh răng nhằm diệt khuẩn, đánh bay mảng bám, tốt cho răng và nướu. Liệu đánh răng bằng muối có thực sự tốt? Hãy cùng chuyên gia nha khoa đi tìm lời giải đáp tại bài viết sau đây nhé! 1/ Đánh răng ...

ĐỪNG BỎ LỠ: 3 cách đánh răng bằng bột trà xanh cực hiệu quả!

ĐỪNG BỎ LỠ: 3 cách đánh răng bằng bột trà xanh cực hiệu quả!

Bạn có biết trà xanh là loại nguyên liệu tự nhiên được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm làm trắng răng. Không chỉ có mùi thơm nhẹ nhàng, trà xanh còn có nhiều công dụng hơn thế đối với khoang miệng. Nếu không tin, ...