Home Tin Tức Sức Khỏe Răng Miệng Chữa sâu răng nhẹ có khó không? | Răng Miệng 360

Chữa sâu răng nhẹ có khó không? | Răng Miệng 360

Câu hỏi: Gần đây tôi phát hiện ra trên răng mình có những đốm đen bất thường, tôi có lên mạng tìm hiểu thấy răng của tôi có thể bị sâu nhẹ. Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi bệnh này có nguy hiểm không? Và chữa sâu răng nhẹ có khó không? (chị Huyền, Bắc Giang)

Chào bạn Huyền!

Sâu răng là một bệnh lý về răng mà gần như bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Không biết tình trạng răng của bạn Huyền hiện tại như thế nào nhưng chúng tôi cũng xin đưa ra cho bạn Huyền một số dấu hiệu nhận biết của bệnh sâu răng nhẹ cũng như một vài biện pháp chữa trị mà bạn có thể tham khảo.

1/ Dấu hiệu nhận biết sâu răng nhẹ

Sâu răng không chỉ đến từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách mà còn do chế độ ăn uống. Thực đơn ăn uống nhiều đường, tinh bột và ít uống nước là môi trường lý tưởng cho sâu răng hình thành và phát triển. Ở mức độ sâu răng nhẹ thường có 2 giai đoạn.

Chữa sâu răng nhẹ có khó không?

Chữa sâu răng nhẹ có khó không?

✬ Giai đoạn 1: Chớm sâu răng

Khi bắt đầu chớm sâu, trên thân răng sẽ xuất hiện các đốm màu trắng ngà. Nếu các dấu hiệu sâu răng xuất hiện ở phần kẽ răng hoặc mặt trong của răng thì bệnh nhân chỉ có thể phát hiện triệu chứng sâu răng khi thường xuyên thăm khám nha khoa.

Trong giai đoạn này, răng sẽ không xuất hiện tình trạng ê buốt, đau nhức. Người bệnh vì vậy sẽ chủ quan không chữa trị ngay khi phát hiện bất thường.

Tuy nhiên, chúng tôi luôn khuyến cáo hãy đến các cơ sở y tế thăm khám ngay khi thấy bất thường. Chữa sâu răng nhẹ không hề khó như mọi người vẫn nghĩ. Bởi vì điều trị trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ ít phải can thiệp đến cấu trúc răng nhất.

✬ Giai đoạn 2: Sâu men răng

Đây là giai đoạn tuy nặng hơn nhưng vẫn có thể điều trị một cách dễ dàng. Lúc này, các đốm trắng ngà bắt đầu chuyển thành các vết sâu hoặc lỗ nhỏ màu đen.

Các vi khuẩn có hại đã làm ảnh hưởng và tổn thương đến men răng. Nếu răng sâu nằm ở mặt ngoài sẽ gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh mất  tự tin.

Trong giai đoạn này các biểu hiện sẽ bắt đầu hơn. Khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, người bệnh sẽ hơi cảm thấy ê buốt răng. Hãy cảnh giác với những dấu hiệu rất nhỏ này và nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám. Có một sự thật là chúng ta rất thường chủ quan mà bỏ qua giai đoạn điều trị “vàng” này.

Chính vì vậy, nếu như thấy những biểu hiện này, bạn không nên bỏ qua. Hãy đến bác sĩ thăm khám ngay trước khi tình trạng răng trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một vài biện pháp chữa sâu răng nhẹ thường được sử dụng.

2/ Các phương pháp điều trị sâu răng nhẹ hiệu quả

✬ Chữa sâu răng nhẹ bằng mẹo dân gian

Ngay từ xa xưa ông bà ta đã có rất nhiều mẹo dân gian dùng chữa sâu răng hiệu quả. Nếu như tình trạng răng của bạn vẫn còn khá nhẹ, cảm giác ê buốt chưa xuất hiện nhiều thì hãy thử những các này. Đây là những phương pháp chữa sâu răng nhẹ ít tốn kém và hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.

➢ Lá ổi

Lá ổi thường được dùng để trị sâu răng

Lá ổi thường được dùng để trị sâu răng

Trong lá ổi có chứa astringents, hợp chất chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Hợp chất này không chỉ làm nướu chắc khỏe mà còn giúp giảm đau nhanh chóng. Chính vì vậy, lá ổi được coi là một trong số những cách chữa sâu răng hiệu quả và an toàn nhất trong dân gian.

Cách thực hiện: Lá ổi rửa sạch, đem giã nát rồi đắp vào chiếc răng sâu. Hãy giữ như thế trong khoảng từ 3 đến 5 phút sau đó bỏ ra, súc miệng với nước sạch. Hãy làm mỗi khi cảm thấy ê buốt và đau răng, bạn sẽ thấy tình trạng này giảm đi trông thấy.

➢ Lá trầu không

Lá trầu không từ lâu đã được người xưa sử dụng rất nhiều trong việc điều trị răng sâu, đặc biệt khi kết hợp với rượu nó càng thêm hiệu quả.

Cách thực hiện: Đem giã nát 3 lá trầu không, trộn với 1 chén rượu. Để khoảng 10 phút cho lắng cặn rồi gạn lấy nước. Chia hỗn hợp thành 2 phần đem súc miệng, mỗi lần cách nhau 15 phút. Thực hiện 2-3 lần/ngày để thấy hiệu quả rõ rệt nhất.

➢ Lá lược vàng

Lá lược vàng có chứa rất nhiều kaepferol, đặc biệt là lá của cây lược vàng trên 1 năm tuổi hoặc có trên 13 lá tính từ trên xuống. Hợp chất này có tác dụng chống viêm, giảm đau vô cùng hiệu quả. Hãy dùng 1 – 5 lá lược vàng tươi, rửa sạch rồi đun sôi. Gạn lấy nước uống hàng ngày cho đến khi bạn thấy bệnh thuyên giảm.

Ngoài những biện pháp trên, còn rất nhiều mẹo dân gian khác có thể dùng điều trị răng sâu. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có rất nhiều hạn chế.

Nó chỉ phù hợp khi tình trạng răng của bạn ở giai đoạn mới chớm, hơn nữa chỉ có tác dụng tạm thời. Nếu như không được điều trị triệt để, răng của bạn vẫn có thể bị sâu nặng hơn.

Chính vì vậy, chúng tôi luôn khuyên bạn hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chữa trị tốt nhất.

✬ Điều trị chuyên sâu tại các phòng khám nha khoa

Tại các nha khoa hiện nay, biện pháp hữu hiệu nhất để chữa sâu răng nhẹ là hàn trám răng. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện và tình trạng răng, các bác sĩ có thể tiến hành tái khoáng răng sâu.

➢ Tái khoáng răng sâu

Răng chớm sâu xuất hiện các đốm ngà

Răng chớm sâu xuất hiện các đốm ngà

Phương pháp này thường được sử dụng khi răng mới chớm sâu, tức là mới xuất hiện các đốm ngà. Việc điều trị có thể thực hiện theo hai cách sau:

  • Dùng hỗn hợp calcium, phosphate, flourine đổ vào vết sâu. Hỗn hợp này có thể thu hẹp phần răng sâu màu trắng ngà hoặc ngăn chặn vi khuẩn phát triển và lây lan.
  • Dùng flourine nồng độ cao đổ vào vết sâu. Flourine sẽ ngăn chặn vi khuẩn phát triển và lây lan nhanh trên bề mặt răng. Khi flourine tiếp xúc với calcium và phosphate trong men tạo thành hợp chất cứng, không cho vi khuẩn ăn sâu vào răng.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể ngăn chặn chứ không loại bỏ dứt điểm răng sâu. Vì vậy, người bệnh phải có chế độ ăn và chăm sóc hợp lý, thường xuyên tái khám để bác sĩ kiểm tra.

Nếu như bạn muốn điều trị dứt điểm sâu răng thì cách tốt nhất là hãy hàn trám răng ngay.

➢ Hàn trám răng

Hàn trám răng là dùng các vật liệu nha khoa chuyên dụng bít lại những lỗ do sâu răng tạo ra trên răng. Phương pháp này thường được dùng khi răng sâu nhẹ, các vết sâu chưa vào đến tủy răng. Các bác sĩ sẽ nạo hết phần men bị tổn thương, vệ sinh sạch sẽ và tiến hành trám bít.

Hàn trám để trị dứt điểm sâu răng

Hàn trám để trị dứt điểm sâu răng

Đây được coi là phương pháp chữa sâu răng nhẹ tối ưu và triệt để nhất. Hàn trám giúp loại bỏ triệt để vi khuẩn gây sâu răng. Bên cạnh đó, việc ăn nhai không bị ảnh hưởng do răng được phục hình lại y như cũ.

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng nên chú ý những điều sau để phòng tránh sâu răng tái phát:

  • Súc miện nước muối ấm loãng sau khi đánh răng.
  • Sử dụng trà xanh hoặc bạc hà để sát khuẩn răng hàng ngày.
  • Ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt là: cà rốt, khoai lang, đu đủ…
  • Bổ sung canxi cho cơ thể thông qua các loại thức ăn làm từ sữa.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn Huyền phương pháp điều trị răng bị sâu nhẹ. Như bạn thấy, chữa sâu răng nhẹ không hề khó, và cũng không gây nguy hiểm.

Vì vậy, nếu bạn đã phát hiện ra răng có những biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhé.

Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy để lại thông tin bên dưới rangmieng.org sẽ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nếu không nhổ răng khôn có sao không?Tác hại của việc không nhổ răng khôn

Nếu không nhổ răng khôn có sao không?Tác hại của việc không nhổ răng khôn

Mọc răng khôn hay mọc răng số 8 là điều mà đa số mọi người đều phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Có những người trải qua một cách nhẹ nhàng nhưng cũng có những người bị răng khôn làm cho đau đớn cả tuần. Có nhiều lời khuyên rằng nên nhổ ...

Nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome – Quy trình và lưu ý

Nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome – Quy trình và lưu ý

Nhổ răng luôn là nỗi ám ảnh của mỗi người vì tâm lý luôn sợ nha sĩ, sợ đau. Vậy làm thế nào để nhổ bỏ răng không đau, không biến chứng? Quy trình loại bỏ răng bằng công nghệ máy siêu âm hiện đại nhất hiện nay như thế nào? Mọi thắc mắc của ...

Quy trình bọc răng sứ như thế nào? Xem các bước làm răng sứ thẩm mỹ!!!

Quy trình bọc răng sứ như thế nào? Xem các bước làm răng sứ thẩm mỹ!!!

Bọc răng sứ đang là phương pháp được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng nắm rõ các bước bọc răng sứ sao cho hiệu quả. Vậy quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ như thế nào sẽ đem lại hiểu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây 1. Quy trình ...

Mão sứ là gì? Bọc mão răng sứ giá bao nhiêu?Bọc mão sứ có đau không?

Mão sứ là gì? Bọc mão răng sứ giá bao nhiêu?Bọc mão sứ có đau không?

Càng ngày lại càng nhiều người sử dụng mão sứ để phục hình những chiếc răng hỏng của mình. Vậy có mấy loại mão răng sứ? Và bạn nên sử dụng loại nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây? I – Đôi nét ...

Cầu răng sứ là gì? Làm cầu răng sứ giá bao nhiêu? Sử dụng được bao lâu?

Cầu răng sứ là gì? Làm cầu răng sứ giá bao nhiêu? Sử dụng được bao lâu?

Cầu răng sứ phục hình việc mất răng đang là xu hướng được ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy cầu răng sứ có mấy loại? Nên sử dụng loại nào? Chi phí ra sao?… sẽ được giải đáp qua những thông tin trong bài viết dưới đây. I – Đặc điểm cơ bản về cầu ...

Răng sứ Zirconia có mấy loại? Bọc răng sứ Zirconia có tốt không? Giá như thế nào?

Răng sứ Zirconia có mấy loại? Bọc răng sứ Zirconia có tốt không? Giá như thế nào?

Răng sứ Zirconia đang là một từ khóa rất hot trong thời điểm hiện nay khi mà con người luôn luôn mong muốn mình trở nên đẹp và hoàn hảo hơn. Vậy răng sứ Zirconia có tốt không? Chi phí bao nhiêu? Câu trả lời sẽ có ở bài viết sau đây. I – Giới ...