Home Sức khỏe và làm đẹp Bệnh loét dạ dày là gì? – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị (phần 1)

Bệnh loét dạ dày là gì? – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị (phần 1)

1. Loét dạ dày là gì? 

Loét nghĩa là một vùng nhỏ của một cơ quan hay mô đã tróc ra, kết quả là bị đau. Trong cơ thể người có thể xuất hiện hàng chục loại loét; chỉ khoảng 20% trường hợp loét là thuộc bộ máy dạ dày -đường ruột.

Ở đây, có sự tổn thương một phần nhỏ của lớp lót trong tá tràng (khoảng 90% trường hợp), thực quản (khoảng 5% thời gian, gọi là thực quản Barrette), hay chính dạ dày (gọi là loét dạ dày, từ tiếng Hy Lạp gaster, cũng xuất hiện khoảng 5% trường hợp).

Theo điều tra cứ 10 người Mỹ có một người bị loét vào thời điểm nào đó. Trong số đó, ba người bị loét tá tràng và một người bị loét dạ dày.

Loét dạ dày là gì
Cứ 10 người thì có 3 người loét tá tràng, 1 người loét dạ dày.

Khi thức ăn vào dạ dày (giả sử không ngược trở lên thực quản), được các chuyển động co thắt mạnh của các cơ dạ dày nghiền nhuyễn trộn lẫn với acid và enzym pepsin. Lớp lót trong dạ dày làm bằng một chất dai có thể chịu được acid và pepsin, hai chất này đủ mạnh để hóa lỏng một miếng thịt.

Tuy nhiên, nếu chỉ một mảnh nhỏ của lớp lót trong dạ dày bị tróc ra, sẽ thấy đau ở chỗ đó do acid và pepsin tác động vào. Đó là lý do tại sao loét có khi gọi là bệnh loét trong hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra điều quan trọng là phải xác định hình dạng và kích cỡ vết loét.

Khi bị phồng giộp trên bàn chân do mang giày mới, vết giộp rất mỏng manh, tạo một khoang sâu, và vùng chung quanh vết giộp bị đỏ và viêm.

Ở đây cũng tương tự như thế khi có thứ gì đó làm mòn đi lớp lót trong của tá tràng, một vết giộp hay một ổ loét hình thành, thường rộng từ 1-2 inch và bao quanh là một vùng bị viêm. Vùng bị viêm này gọi là miệng ổ loét. Như trên đã nói, khoảng 90% các ổ loét hình thành ở tá tràng.

Có lẽ bác sĩ chẩn đoán loét tá tràng thay vì nói loét hệ tiêu hóa; nhưng đều là một. Ổ loét tá tràng thường nhỏ hơn ổ loét trong dạ dày hay thực quản và có khuynh hướng chữa lành nhanh hơn. 

2. Những nguyên nhân thật sự của loét 

Gần đây nhất là vào hai thập niên 70 và 80, loét được xem là bệnh lý mãn tính buộc người bệnh phải ăn nhạt và uống thuốc kháng toan với sữa. Hầu hết chỉ nam giới mới bị loét; đó là loét có khuynh hướng ảnh hưởng nam giới (tuổi 45-65) thường gấp hai lần so với phụ nữ.

Người ta cho rằng vì nam giới không diễn đạt cảm xúc tự do như nữ giới, nên cảm xúc và stress bị kìm chế khiến loét hình thành. Điều này không phải là không logic, vì thật sự cơ thể có khuynh hướng tạo ra nhiều acid clohyđrid nhiều hơn khi giận dữ hay căng thẳng.

Tuy nhiên, giải thích này đã được chứng minh là sai. Giờ đây ta biết loét là do nhiễm khuẩn tên gọi Helicobacter pylori (H. pylori) gây ra. Khi dùng kháng sinh điều trị bệnh nhiễm khuẩn này, loét sẽ biến mất vĩnh viễn. Khi già, càng có nguy cơ nhiễm khuẩn H. pylori.

Nguyên nhân của loét dạ dày
Người già là đối tượng dễ bị viêm loét nhất.

Tỉ lệ nhiễm thực sự có liên quan đến tuổi tác. Tuổi 25 có 25% khả năng nhiễm khuẩn H. pylori; tuổi 50, khả năng nhiễm khuẩn H. pylori là 50%. Loét xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới vì lý do gì vẫn chưa rõ.

Người ta tự hỏi không biết có phải estrogen và progesterone bằng cách nào đó bảo vệ phụ nữ không bị loét, nhưng chưa có nghiên cứu rõ ràng nào cho thấy tại sao loét có khuynh hướng thiên vị cơ thể nam giới hơn cơ thể phụ nữ. (Dĩ nhiên có hàng chục bệnh trạng khác ảnh hưởng nữ nhiều hơn nam, và chúng ta vẫn chưa giải thích được lý do.)

Tỉ lệ mắc bệnh H. pylori như nhau giữa nam và nữ, nhưng số phụ nữ nhiễm khuẩn này bị loét ít hơn nam. Nghiên cứu cho thấy H. pylori gây nhiễm trên 90% tất cả những ai bị loét tá tràng, và trên 70% những ai bị loét dạ dày. (Cuối phần này sẽ thảo luận chi tiết hơn.)

Giả thuyết H. pylori làm suy yếu lớp lót trong của bộ máy dạ dày – đường ruột, khiến acid hay các tác nhân khác dễ dàng bào mòn lớp lót trong hơn. Nghĩa là, hàng triệu người vẫn sinh sống bình thường dù nhiễm khuẩn H. pylori, họ sẽ không bao giờ bị loét. Vậy thì, tại sao H. pylori lại mạnh ở người này hơn người khác?

Chẳng ai biết chắc cả, nhưng rất có thể khi kết hợp với tác nhân khác như một số thuốc gây kích thích, hút thuốc lá, hay cả bẩm chất di truyền đối với loét (nghiên cứu cho thấy thật sự loét có liên quan với yếu tố gia đình), thì vi khuẩn này sẽ hoạt động tích cực hơn.

Cũng giống như khi ta dùng hai loại thành phần trong lúc làm bánh; nếu chỉ dùng riêng lẻ, cả hai thành phần chẳng giúp bánh phồng lên, nhưng khi kết hợp chúng, bánh phồng lên rất đẹp.   

3. Biết ai bị nhiễm khuẩn H. pylori 

Một nửa nhân loại bị nhiễm khuẩn H. pylori! Ở Hoa Kỳ, khoảng 40 triệu người, trong đó từ 10-20% sẽ phát bệnh loét.

Người sống chung hay cùng ở khu nhà chật hẹp dễ bị nhiễm khuẩn H. pylori cũng giống như bị nhiễm virus cúm hay cảm lạnh. Người hắt hơi, ho, hôn nhau có thể bị loét như nhau.

Thật vậy, từ thập niên 50 ai cũng biết rõ là người nhà của bệnh nhân bị loét có khả năng bị loét nhiều gấp ba lần so với người khác. Lịch sử cũng ghi lại những đợt phát bệnh loét tương tự như phát bệnh cúm ở nhiều vùng dân cư khác nhau.

Bệnh loét dạ dày
Vi khuẩn HP không chừa một ai có thể gây ra vết loét.

Trong những đợt London bị bỏ bom vào thế chiến thứ II, một đợt phát bệnh loét nổi tiếng đã xảy ra, người ta cho rằng nguyên nhân là do stress.

Có lẽ một trong những nhóm bệnh nhân quan trọng nhất nhiễm khuẩn H. pylori là người bị ung thư dạ dày. Thật vậy, nhiễm khuẩn H. pylori tăng gấp ba lần nguy cơ phát bệnh ung thư dạ dày (thường không phổ biến) dù không bị loét. 

4. Biết các triệu chứng của loét 

Có thể bị loét nhưng không biết vì loét không phải lúc nào cũng có triệu chứng. Nếu thật sự có triệu chứng, thường chỉ là thấy đau ở chỗ nào đó trong khu vực bộ máy dạ dày-đường ruột phía trên. Nhiều người thấy cơn đau giống như đau do đói bụng khiến họ phải thức giấc nửa đêm.

Ăn thức ăn hoặc uống thuốc kháng toan có thể giảm phần nào hoặc hoàn toàn cơn đau. Dạ dày trống rỗng thì đau do loét sẽ nặng hơn. Đau do loét thông thường phát lên vào cuối buổi sáng, cuối buổi chiều, và chừng 3 giờ sáng. Ăn vào (thuốc kháng toán tác động như vậy) thấy đỡ đau vì chúng giúp trung hòa acid.

Nói chung, bất kỳ cơn đau dạ dày nào mạnh đến mức đánh thức người dậy rất có thể là loét vì bộ máy dạ dày-đường ruột cũng “đi ngủ”, ban đêm khi ta ngủ và thường cũng chỉ thức dậy khi ta dậy mà thôi. Đó là lý do tại sao đi tiêu buổi sáng cũng giống như “tiếng gà gáy báo sáng” với nhiều người.

Hậu quả của loét dạ dày
Bệnh loét có thể gây ra triệu chứng mất ngủ, sụt cân.

Nếu muốn xác định sự nghiêm trọng của cơn đau trên thang điểm 1-5, có lẽ nên xếp hạng cơn đau này ở mức 2 hoặc 3.

Các triệu chứng ít phổ biến hơn Buồn nôn, nôn mửa (có khi nôn ra máu, có khi nôn ra thức ăn đã ăn hai ngày trước đó), mất cảm giác thèm ăn, và sụt cân là triệu chứng đi kèm với cơn đau do loét. Hoặc là thấy phân đen hơn thường lệ hoặc giống như hắc ín (nghĩa là trong phân có máu), hoặc là chúng có mùi thối (tức là thối hơn thường lệ).

Một số triệu chứng loét có trong danh sách báo động đã liệt kê ở phần trước; đó là vì một khi phát bệnh loét, điều quan trọng là phải điều trị nó chứ đừng để tình hình tồi tệ hơn.

Một số triệu chứng loét khác là chóng mặt, người yếu, hoặc xanh xao (dấu hiệu thiếu máu) và đau lưng nghiêm trọng (cơn đau di chuyển).

5. Biết các nguyên nhân khác gây loét

Nếu không do vi khuẩn H. pylori, loét do một số nguyên nhân khác. Ví dụ, sức đề kháng của lớp lót    dạ dày đối với acid và pepsin giảm đi khi thường xuyên uống thuốc aspirin hay các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), từ thuốc Ibuprofen cho tới Naprosyn.

Theo nghiên cứu, thuốc NSAID ngăn chặn sự phát triển tế bào ác tính ở đại tràng. (Thật vậy, cà phê và thuốc NSAID uống kết hợp sẽ tăng cường sự ngăn chặn này.)

Tuy nhiên, nếu thuốc NSAID là lý do gây loét, nên cân nhắc tác hại hiển nhiên của chúng so với ích lợi mà nghiên cứu này đã cho thấy. Rượu đương nhiên làm giảm sức đề kháng của lớp lót dạ dày đối với acid và pepsin.

Kể cả rượu cồn trong nhiều loại dược phẩm khác nhau. Hút thuốc lá có thể bào mòn lớp lót dạ dày. Người hút thuốc lá có khả năng phát bệnh loét dạ dày hay tá tràng hơn 50% so với người không hút thuốc. Loét cũng đòi hỏi nhiều thời gian hơn mới lành ở người hút thuốc lá.


Các chất kích thích có thể gây loét dạ dày, đại tràng.

Nghiên cứu cho thấy ở người ít vận động, những chất bình thường ở trong ruột non có khi đi ngược trở về dạ dày. Những chất này có cả vi khuẩn có hại khác chứ không phải H. pylori.

Chúng cũng bào mòn lớp lót trong dạ dày. Có khi gia đình góp phần làm bào mòn lớp lót trong dạ dày của bạn. Theo nghiên cứu, nếu có người nhà phát bệnh loét dạ dày hay tá tràng, chắc là ta cũng sẽ phát bệnh.

Thứ nhất, người ta cho rằng do bẩm chất di truyền có lớp lót ít đề kháng hay “mỏng hơn”. Và cũng có thể là người trong nhà gây nhiễm vi khuẩn H. pylori cho nhau, và đó là lý do tại sao     gia đình có nhiều người bị loét.

Tương tự, cảm lạnh và cảm cúm sẽ tấn công cả nhà. Tuổi tác cũng là một nhân tố gây loét. Loét có khuynh hướng xuất hiện sau độ tuổi 45, nhất là ở nam giới.

Một lần nữa, không thể giải thích rõ ràng tại sao loét thiên vị nam giới hơn nữ giới, nhưng đàn ông uống thuốc aspirin làm loãng máu nhiều hơn phụ nữ, và nam giới có khuynh hướng uống rượu nhiều hơn.

Stress thì sao? Càng bị nhiều stress, chắc chắn càng uống aspirin và Ibuprofen vì bị nhức đầu liên quan tới stress. Khi bị stress, cơ thể tiết ra nhiều acid clohyđric hơn. Vấn đề là loét không do dư acid gây ra mà do lớp lót dạ dày bị bào mòn gây ra.

Thật vậy, một số nhà nghiên cứu tin rằng quá nhiều hoặc quá ít acid và pepsin đều có thể dẫn tới loét. Nếu uống thuốc aspirin, càng có khả năng bị loét dạ dày nhiều hơn loét tá tràng – nhất là uống nhiều hơn bốn viên aspirin mỗi tuần trong thời gian ba tháng.

Nhưng mà nhiều người uống thuốc aspirin làm loãng máu để giảm nguy cơ bị các vấn đề tim mạch. Một lần nữa, cần cân nhắc bệnh loét với nguy cơ bị bệnh tim mạch. (Tuy nhiên tốt hơn là, tại sao không thay đổi chế độ ăn và bỏ thuốc aspirin? Xem Phần Năm.)

Loét thực quản Nguyên nhân loét thực quản là do ợ chua và trào ngược. Thực quản không có chức năng chứa acid. Do vậy, nếu bị ợ chua, trào ngược (xem Phần Một) hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nghiêm trọng có thể tồi tệ đến mức gây loét thực quản.

Trong trường hợp này, loét là do acid trong một khu vực không phải của nó gây ra. H. pylori không được xem là tội phạm trong những loại loét như thế này. Loét kiểu này chỉ chiếm 5%. 

(Còn tiếp…)

(…Xem tiếp phần 2 TẠI ĐÂY)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Niềng răng mắc cài pha lê có tốt không? Giá niềng răng mắc cài pha lê bao nhiêu?

Niềng răng mắc cài pha lê có tốt không? Giá niềng răng mắc cài pha lê bao nhiêu?

Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt hay niềng răng mắc cài sapphire là giải pháp chỉnh nha bằng mắc cài mang lại hiệu quả thẩm mỹ nhất hiện nay với mức giá thành cực hợp lý. Để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này, mời bạn theo dõi bài tiết phân tích ...

Bệnh viện răng hàm mặt Tphcm ở đâu? Có tốt không? Bảng giá ra sao?

Bệnh viện răng hàm mặt Tphcm ở đâu? Có tốt không? Bảng giá ra sao?

Được biết đến như một cơ sở tuyến đầu trong lĩnh vực răng hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt tphcm đã khẳng định được vị thế của mình không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả các nước trong khu vực. Vậy những thông tin cần biết về bệnh viện răng hàm mặt ...

Ê buốt răng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị răng ê buốt dân gian

Ê buốt răng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị răng ê buốt dân gian

Những cơn ê buốt răng kéo dài khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật “bế tắc” và “bất lực”. Vậy nguyên nhân răng bị ê buốt là gì? Răng ê buốt phải làm sao hết? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Cùng ...

Máng chống nghiến là gì? Cách sử dụng máng chống nghiến răng khi ngủ.

Máng chống nghiến là gì? Cách sử dụng máng chống nghiến răng khi ngủ.

Máng chống nghiến răng được coi là người bạn đồng hành với những người có tật nghiến răng đêm vì những hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy máng răng là gì? Mua ở đâu? Bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây! I – Tìm ...

Nguyên nhân bị hôi miệng là gì? Cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả nhất.

Nguyên nhân bị hôi miệng là gì? Cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả nhất.

Bị hôi miệng luôn là một cơn ác mộng đối với mỗi người khi không chỉ làm giảm đi sự tự tin mà còn làm mất điểm trong mắt đối phương trầm trọng. Vậy nguyên nhân hôi miệng do đâu? Cách trị hôi miệng hiệu quả là gì? Tất cả các thắc mắc trên sẽ ...

Review dụng cụ lấy cao răng tại nhà tốt không? Giá dụng cụ cao vôi răng?

Review dụng cụ lấy cao răng tại nhà tốt không? Giá dụng cụ cao vôi răng?

Cao răng “cứng đầu” được hình thành và ngày càng nhiều lên trong quá trình ăn nhai mà không được vệ sinh răng miệng đúng cách. Càng để lâu lại càng nhiều và hung hãn hơn, dụng cụ lấy cao răng ra đời để loại bỏ những vấn đề khó khăn này. Vậy có ...