Phần về ợ chua đã nói khá nhiều về cách trình bày các triệu chứng đau dạ dày-đường ruột cho bác sĩ biết. Tất cả những câu hỏi về triệu chứng liên quan tới thức ăn sẽ giúp bác sĩ biết có bị loét hay không.
Bác sĩ xếp loại bệnh nhân bị đau dạ dày-đường ruột trên ở nhóm bị triệu chứng do loét và triệu chứng không do loét.
Triệu chứng do loét thường rất rõ. Hầu hết bác sĩ chuyên khoa dạ dày-đường ruột có thể chẩn đoán loét dựa trên kết quả trả lời đúng một số câu hỏi. Sau đó, họ truy xét loét bằng cách xét nghiệm hơi thở để kiểm tra người bệnh có nhiễm khuẩn H. pylori hay không. (Xét nghiệm máu cũng tìm thấy khuẩn H. pilory.)
Xét nghiệm máu là cách để tìm thấy vi khuẩn HP.
Nếu kết quả xét nghiệm H. pylori dương tính, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh cũng như kháng thụ thể H2 histamin, như cimetidine hay ranitidine (sẽ nói thêm ở Phần Bốn).
Một số bác sĩ chỉ cho dùng kháng thụ thể H2 histamin, thuốc sẽ có tác dụng, nếu thực tế bị loét. Sau đó, nếu không thấy đỡ, bác sĩ sẽ cho dùng thử một loại thuốc khác. Dù phương pháp điều trị này nghe không thuyết phục lắm, nhưng thực ra nó là phương pháp chữa trị rất tốt dùng trong trị liệu dạ dày-đường ruột.
Nói tóm lại, thuốc kháng thụ thể H2 histamin có thể xác định rõ ràng có bị loét hay không bởi lẽ người bệnh sẽ thấy đỡ hơn, hoặc là không.
Có lẽ ta đã nghe nói đến loét “dùi lỗ thủng dạ dày.” Chuyện này xảy ra trong những tình huống hiếm hoi và nghiêm trọng.
Trong trường hợp này, vết loét có thể tạo vết cắt lớp lót dạ dày hay tá tràng vào trong thành dạ dày ngăn cách dạ dày hay tá tràng với phần còn lại của khoang bụng, gây xuất huyết dạ dày- đường ruột.
Triệu chứng gồm chóng mặt, yếu mệt, xanh xao (đều do thiếu máu), nôn ra máu, đi tiêu phân màu đen hoặc hôi. Nếu ổ loét ra khỏi thành dạ dày, acid và các dịch vị khác sẽ vào trong khoang bụng, lúc đó cần phải điều trị cấp cứu ngay. Bệnh nhân đau rất nhiều và phải phẫu thuật để khâu lại lỗ thủng.
Khi ổ loét đã đục thủng thành dạ dày hay tá tràng, đó là dấu hiệu khối u đang bị loét, chứ không phải là loét dạ dày thông thường.
Ổ loét có thể cản các tuyến đường quan trọng mà thức ăn cần phải đi qua để được tiêu hóa. Đây là chuyện rất hiếm, nhưng triệu chứng là nôn ra thức ăn đã ăn vài ngày trước đó trong khi cơn đau dạ dày lan tỏa khắp khoang bụng. Trường hợp này cũng cần phẫu thuật.
Nếu bị loét, xét nghiệm vi khuẩn H. pylori dương tính, cần phải điều trị 3 thứ thuốc. Tức là kết hợp hai thuốc kháng sinh và bismuth kháng toan (Pepto Bismol) được kê đơn chung. Dùng hai kháng sinh sẽ nâng cao cơ hội tiêu diệt vi khuẩn H. pylori.
Giới nghiên cứu thấy rằng metronidazole và tetracycline có hiệu quả tốt, nếu chưa dùng metronidazole trước đó. Trong trường hợp này, clarithromycin được thay thế cho metronidazole.
Uống kháng sinh là cách giúp hạn chế tác hại của vi khuẩn HP hiệu quả.
Nếu vết loét đang “loe ra,” sẽ được kê đơn dùng thuốc kháng thụ thể H2 histamin hoặc thuốc ức chế bơm proton (xem Phần Bốn) cũng như metronidazole, amoxicillin, hay clarithomycin.
Khi điều trị loét, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ 6-8 tuần sau khi vết loét lành để đảm bảo thực tế đã khỏi loét. Ngoài ra điều quan trọng là phải đảm bảo bị loét chứ không phải thương tổn ung thư. Ung thư có khi bị nhầm là loét.
Vi khuẩn đột biến gây nhiều nguy hiểm. Trung tâm kiểm soát bệnh tật ước lượng khoảng 40.000 người Mỹ chết hàng năm do các giống vi khuẩn kháng kháng sinh.
Vấn đề lớn nhất là người bệnh không hiểu thuốc kháng sinh hoạt động như thế nào, và do vậy ngừng uống thuốc ngay khi thấy khỏe. Điều này không để cho thuốc kháng sinh làm trọn nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, và giúp vi khuẩn có đủ thời gian đột biến và đề kháng lại thuốc kháng sinh đó.
Thật kinh ngạc, hơn 50% người trong một cuộc khảo sát không uống kháng sinh như kê trong đơn – mặc dù 75% những người được khảo sát cho biết họ được chỉ dẫn cách uống thuốc.
Do vậy, điều quan trọng là phải làm theo những chỉ dẫn khi được kê đơn uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh loét (hay vì bất kỳ lý do nào khác): Uống thuốc kháng sinh theo hướng dẫn kê trong toa thuốc (trong bữa ăn, ban đêm, hay thời gian bất kỳ).
Uống thuốc kháng sinh chữa loét đúng cách sẽ phát huy tốt công dụng của thuốc.
Đừng uống 4 viên một ngày khi đơn kê chỉ uống một viên; đừng uống thuốc một ngày một lần khi hướng dẫn uống thuốc ba lần một ngày. Nói cách khác, phải hiểu cần uống bao nhiêu viên mỗi ngày và thời gian uống là khi nào.
Bỏ liều thuốc có thể khiến cho thuốc kháng sinh mất hiệu lực và giúp vi khuẩn có thời gian đột biến. Tăng liều thuốc lên gấp đôi thường cũng không nên làm.
Hỏi xem rượu, sữa, hay những thức ăn khác ảnh hưởng đến thuốc kháng sinh như thế nào. Một số thức ăn có thể làm suy yếu thuốc kháng sinh và khiến thuốc mất tác dụng. Uống hết chai thuốc.
Đừng ngừng uống thuốc kháng sinh vì thấy khỏe hơn. Bạn thấy khỏe hơn vì vi khuẩn có lẽ đang hấp hối; nhưng chúng không chết cho đến khi uống hết chai thuốc. Nhiều kháng sinh phải uống nhiều lần một ngày trong mười ngày trở lên mới có hiệu lực, mặc dù thấy khỏe hơn trong sau 48 tiếng đồng hồ dùng thuốc.
Đừng bao giờ uống thuốc kháng sinh còn thừa trong chai thuốc uống dở của năm ngoái, và đừng bao giờ mượn thuốc kháng sinh của người khác; hoặc cho người khác mượn thuốc!
Chuẩn bị tinh thần đón nhận phản ứng phụ. Thuốc kháng sinh cũng tiêu diệt những vi khuẩn hữu ích trong cơ thể bạn, và có thể gây nhiễm nấm âm đạo.
Ngoài ra bạn có thể buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, hay một số phản ứng phụ khác. Hãy hỏi bác sĩ phản ứng phụ nào sẽ xảy ra trước khi mua thuốc theo toa.
Thuốc kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác đang uống và khiến chúng mất tác dụng. Thuốc uống ngừa thai và kháng sinh không hòa hợp nhau, rút cuộc là nếu không cẩn thận, có thể đổi vết loét lấy em bé đấy!
Bạn đã biết H. pylori là nguyên nhân chính gây nên loét, và bạn biết cách ngăn ngừa vết loét không trở lại hay tái lại sau khi đã được điều trị.
Sự có mặt của khuẩn H. pylori + tiền sử từng bị loét = vết loét mới. Vì thế nếu không xóa hẳn vi khuẩn H. pylori, tỉ lệ loét trở lại là từ 60-80% trong năm đầu mà không có cách điều trị nào khác.
Vì thế một câu hỏi hay được đặt ra là, chẳng phải mọi người nên xét nghiệm có bị nhiễm H. pylori sao? Không; nhiều người sẽ có kết quả xét nghiệm H. pylori dương tính, nhưng chỉ có một số người bị loét mà thôi.
Xét nghiệm và điều trị nhiễm khuẩn H. pylori cho hết thảy mọi người không những thiếu thực tế, mà không có hệ thống chăm sóc sức khỏe nào có thể gánh vác được điều này.
Có nên xét nghiệm tìm vi khuẩn HP không?
Cứ thử hình dung sẽ mất bao nhiêu tiền xét nghiệm và chữa trị cho hết những người bị nhiễm khuẩn H. pylori với không chỉ một mà là hai và có khi là ba loại kháng sinh!
Sẽ mất hàng tỉ đồng. Người duy nhất cần được điều trị nhiễm khuẩn H. pylori là người bị loét hoặc là người bị đau mãn tính không do loét.
Nhiều nghiên cứu mới cho thấy nhóm này dường như cũng được hưởng lợi từ điều trị H. pylori (xem Bảng 20.1).
Nhưng với đa số, những ai bị rối loạn hệ thống dạ dày-đường ruột, từ bệnh trào ngược dạ dày thực quản cho tới viêm ruột thừa, không cần thiết phải nghĩ tới vi khuẩn H. pylori.
Nói chung, đó chỉ là một “thứ loét” mà thôi. Các nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều chủng H. pylori khác nhau, cũng như có các yếu tố thứ yếu khác, kết hợp với H. pylori gây loét. Ví dụ, Anh Tâm uống thuốc aspirin, thuốc NSAID, uống rượu, hay hút thuốc; Anh Thanh ăn uống sinh hoạt rất sạch sẽ và chưa bao giờ cho vào cơ thể anh ta – dù là thuốc uống hay thuốc lá. Cả Tâm lẫn Thanh đều có thể bị nhiễm vi khuẩn H. pylori; nhưng Tâm có khả năng bị loét nhiều hơn Thanh.
Bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy H. pylori gây loét là loét không tái lại khi điều trị vi khuẩn H. pylori. Ngoài ra, còn có vấn đề đạo đức trong việc điều trị người không có triệu chứng bằng thuốc kháng sinh. Vì kháng sinh có thể tạo ra những chủng vi khuẩn kháng thuốc đã nói ở Mục 19, cho nên liệu pháp kháng sinh rộng rãi có thể gây hại cho cộng đồng nói chung.
Tìm hiểu thêm:
>>> Rạn da là gì? Nguyên nhân do đâu? Vết rạn trên da chỉ có trên mông, đùi? ( Phần 1)
>>> Rạn da là gì?Nguyên nhân do đâu?Làm sao để khắc phục rạn da (Phần 2)
Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt hay niềng răng mắc cài sapphire là giải pháp chỉnh nha bằng mắc cài mang lại hiệu quả thẩm mỹ nhất hiện nay với mức giá thành cực hợp lý. Để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này, mời bạn theo dõi bài tiết phân tích ...
Được biết đến như một cơ sở tuyến đầu trong lĩnh vực răng hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt tphcm đã khẳng định được vị thế của mình không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả các nước trong khu vực. Vậy những thông tin cần biết về bệnh viện răng hàm mặt ...
Những cơn ê buốt răng kéo dài khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật “bế tắc” và “bất lực”. Vậy nguyên nhân răng bị ê buốt là gì? Răng ê buốt phải làm sao hết? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Cùng ...
Máng chống nghiến răng được coi là người bạn đồng hành với những người có tật nghiến răng đêm vì những hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy máng răng là gì? Mua ở đâu? Bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây! I – Tìm ...
Bị hôi miệng luôn là một cơn ác mộng đối với mỗi người khi không chỉ làm giảm đi sự tự tin mà còn làm mất điểm trong mắt đối phương trầm trọng. Vậy nguyên nhân hôi miệng do đâu? Cách trị hôi miệng hiệu quả là gì? Tất cả các thắc mắc trên sẽ ...
Cao răng “cứng đầu” được hình thành và ngày càng nhiều lên trong quá trình ăn nhai mà không được vệ sinh răng miệng đúng cách. Càng để lâu lại càng nhiều và hung hãn hơn, dụng cụ lấy cao răng ra đời để loại bỏ những vấn đề khó khăn này. Vậy có ...