Mục lục
I – Kiến thức chung về mòn cổ chân răng
1. Mòn cổ chân răng là gì?
Mòn cổ chân răng là hiện tượng chân răng bị tổn thương dẫn đến mất đi lớp men răng, từ đó chân răng bị bào mòn, tạo một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài răng sát viền lợi.
Hình ảnh mòn cổ chân răng.
Biểu hiện của mòn chân răng là tình trạng răng trở nên nhạy cảm khi luôn có cảm giác ê buốt, khó chịu khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh.
Bệnh mòn cổ chân răng không những gây ra cảm giác khó chịu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày mà nó còn khiến bệnh nhân trở nên mất tự tin khi giao tiếp. Nguy hiểm hơn là hàm răng của người bệnh sẽ bị lung lay, thậm chí dẫn đến mất răng (rụng răng).
2. Các giai đoạn khi bị mòn chân răng
- Giai đoạn 1: Giai đoạn chớm mòn
Bệnh nhân có thể cảm thấy sự ê buốt không thường xuyên khi ăn, hoặc khi đánh răng xúc miệng. Xung quanh chân răng bắt đầu xuất hiện những vệt ố vàng sẫm màu.
Những dấu hiệu ban đầu này thường bị bệnh nhân chủ quan bỏ qua khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Hình ảnh những vệt vàng ngả màu do mòn cổ chân răng.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn mòn cổ răng phát triển
Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt nhiều, thường xuyên, cường độ mạnh mẽ và lâu hơn giai đoạn 1.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn mòn vào tủy
Vết mòn viêm sâu xuống chân răng dẫn tới mức nặng nhất là ăn mòn buồng tủy răng. Từ đó gây ra viêm tủy răng dẫn tới sự ê buốt kéo dài, liên tục ngay cả khi không có tác động nào đến.
Mòn cổ chân răng khiến răng bạn trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết.
3. Nguyên nhân mòn cổ chân răng là gì?
- Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền ở đây là cấu tạo chức năng của răng, chất lượng men răng, tế bào răng. Nếu chất lượng men răng không tốt sẽ dẫn tới tình trạng mòn cổ chân răng diễn ra với tốc độ nhanh, răng yếu và dễ hỏng hơn.
- Vệ sinh răng không đúng cách:
Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông quá cứng, kem đánh răng có chất tẩy hoặc dùng lực tác động lên răng quá mạnh đều khiến bề mặt răng bị bào mòn nhanh chóng.
Ngoài ra, việc răng lâu ngày không được vệ sinh đúng sẽ dẫn tới bệnh nha chu, gây tụt lợi tạo điều kiện để lộ vùng chân răng dẫn đến việc bị bào mòn là điều tất yếu.
Nước ngọt có ga và rượu bia sẽ tạo một lượng axit đáng kể.
- Chế độ ăn uống:
Thói quen thường xuyên sử dụng nước có ga hay nước ép trái cây (cam, chanh, bưởi…) có hàm lượng axit cao là nguyên nhân dẫn tới sự mòn cổ chân răng.
Axit sẽ ngấm dần làm mòn lớp men răng bên ngoài làm các tổ chức răng bị phá vỡ gây nên tình trạng ê nhức kéo dài.
4. Đối tượng bị mòn cổ chân răng
- Mòn cổ chân răng ở trẻ em:
Các em bé khi uống nước ngọt có ga nhiều, hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách đều có thể bị mòn cổ chân răng. Điều này gây cản trở cho các bé trong quá trình học tập, sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này để lâu sẽ dẫn tới sún răng hoặc rụng răng trước chu kỳ.
- Mòn cổ chân răng ở người lớn:
Người lớn có nguy cơ bị mòn cổ chân răng cao hơn trẻ em. Bởi thói quen sinh hoạt, cơ chế ăn uống hàng ngày, tình trạng trào ngược dạ dày tạo axit do đồ ăn chua, rượu, bia, chất kích thích.
Mòn cổ chân răng giai đoạn đầu thường bị mọi người chủ quan bỏ qua, chỉ đến khi tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày thì bệnh mòn cổ chân răng đã ở mức nặng, cần được xử lý kịp thời nếu không muốn mất răng, rụng rặng
5. Mòn cổ chân răng có nguy hiểm không?
Mòn cổ chân răng ban đầu sẽ không gây cho bạn quá nhiều rắc rối khiến bạn có thể chủ quan và bỏ qua. Tuy nhiên khi mòn cổ chân răng phát triển, bạn sẽ cảm thấy vô cùng ê buốt, đau đớn trong thời gian kéo dài, không có cách nào ngăn lại cảm giác kinh khủng đó.
Dần dần, chân răng của bạn sẽ bị tiêu xương, tụt lợi, dẫn tới vô số bệnh về đường miệng như: viêm nha chu, hôi miệng, chảy máu chân răng… và nguy hiểm hơn là rụng răng, mất răng.
Ta có thể thấy mòn cổ chân răng rất nguy hiểm nhưng nếu điều trị kịp thời thì bạn yên tâm, hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi trẻ luôn ở bên bạn.
II – Bị mòn cổ chân răng thì phải làm sao?
1. Cách chữa mòn cổ chân răng tại nhà
Ở giai đoạn tiêu chân răng ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể chăm sóc răng tại nhà bằng cách sử dụng bàn chải mềm, lực tác động lên răng không quá mạnh để gây ra tổn thương cấu trúc răng.
Bệnh nhân cần vệ sinh sạch răng, đặc biệt là vùng cổ chân răng, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.
2. Cách chữa mòn cổ chân răng tại nha khoa
- Hàn trám mòn cổ chân răng
Khi mòn chân răng chưa làm ảnh hưởng đến tủy răng thì phương pháp hàn trám sẽ được các bác sĩ nha khoa khuyên bệnh nhân sử dụng.
Hàn trám là việc sử dụng các vật liệu trám răng (thường là composite) để bù đắp vào chỗ khuyết bị hư hại trên răng. Đây là một phương pháp được đánh giá cao bởi sự an toàn, nhanh chóng, chi phí tối ưu.
- Bọc răng sứ
Giai đoạn mòn cổ chân răng gây tổn thương vào tủy răng, bệnh nhân sẽ cần điều trị tủy răng kết hợp bọc răng sứ. Phương pháp này giúp bảo vệ cùi răng thật, phục hình răng sứt mẻ, mang lại tính thẩm mỹ cao.
Bọc răng sứ giúp bạn có một hàm răng đẹp, chắc khỏe, cải thiện sự ăn nhai. Những chiếc răng khi được bọc sứ sẽ có tuổi thọ từ 5-20 năm.
Trong trường hợp răng bạn bị tổn thương quá nặng dẫn đến mất răng thật, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành trồng răng Implant và bọc một mão răng bên ngoài cho bệnh nhân.
Tiến hành bọc răng thẩm mỹ cải thiện răng ố vàng, xỉn màu, khấp khểnh.
III – Cách phòng ngừa mòn chân răng
Một số cách phòng ngừa mòn cổ chân răng:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, kem đánh răng không chứa chất tẩy, đánh răng với lực tác động vừa đủ, chải răng nhẹ nhàng tránh làm mòn men răng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin cho răng chắc khỏe.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế bia rượu, nước ngọt có ga, chất kích thích
- Thăm khám nha sĩ ngay khi có dấu hiệu mòn cổ chân răng, khám định kì và lấy cao răng 6 tháng/lần.
Bài viết đã chỉ ra những kiến thức liên quan đến mòn cổ chân răng. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc gì bệnh lý này, bạn có thể liên lạc với chúng tôi bằng cách để lại câu hỏi dưới phần Comment để được giải đáp, tư vấn chi tiết.