Home Tin Tức Sức Khỏe Răng Miệng Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả 100%

Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả 100%

Theo thống kê gần đây nhất, có tới 90% dân số Việt Nam đang mắc các bệnh răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Tỉ lệ sâu răng sữa ở trẻ em là 80-85%, tỉ lệ ở người trưởng thành  là 3 chiếc răng trên mỗi người. Những con số này đang có chiều hướng gia tăng khiến nhiều người không khỏi giật mình. Vậy bạn đã biết gì về bệnh sâu răng chưa?

1. Sâu răng là gì? Biểu hiện thế nào? Triệu chứng ra sao?

✥ Sâu răng là gì?

Sâu răng là một loại bệnh phá hủy cấu trúc răng do axit được tạo ra từ các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Một số loại vi khuẩn gây sâu răng như Lactobacillus, Streptococcus mutan sẽ ăn các chất đường còn sót lại trong miệng rồi sản sinh ra axit gây bào mòn men răng.

sâu răng là gì

Sâu răng là gì?

Sau khi phá hủy lớp men răng bên ngoài, vi khuẩn sâu răng tiếp tục tấn công vào ngà răng, đến tủy răng gây viêm tủy và chết tủy.

Đây là căn bệnh có thể xảy ra có bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả trẻ mới mọc răng hay người trưởng thành nếu không được vệ sinh cẩn thận.

✥ Biểu hiện của sâu răng là gì?

2. Nguyên nhân TRỰC TIẾP gây sâu răng là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây sâu răng nhưng chủ yếu là do yếu tố hủy khoáng (vi khuẩn, axit trong nước bọt kết hợp với mảng bám và thức ăn thừa) lớn hơn lượng tái khoáng (các chất có lợi cho men răng như: flour, canxi, xylitol…). Từ đây, bạn có thể suy luận ra một số nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đó là:

  • Ăn quá nhiều các loại thức ăn chứa đường (kẹo, bánh, đồ ăn vặt, nước soda, sinh tố, socola,…)
  • Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều axit gây mài mòn men răng.
  • Men răng yếu: do di truyền trong gia đình hoặc trong thời kỳ mang thai người mẹ không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho trẻ. Khi men răng yếu, vi khuẩn cũng dễ dàng tấn công hơn.

101 nguyên nhân gây sâu răng bạn vẫn đang mắc phải hằng ngày.

101 nguyên nhân gây sâu răng bạn vẫn đang mắc phải hằng ngày.

  • Vệ sinh răng không sạch sẽ: khi thức ăn không được lấy hết sẽ làm làm “mồi nhử” cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
  • Bề mặt răng sần sùi làm thức ăn dễ bị bám lại trên răng hơn.
  • Thiếu nước, nước bọt đặc quánh không thể rửa trôi mảng bám và cặn bẩn trên răng một cách tự nhiên.
  • Khẩu phần ăn, kem đánh răng thiếu chất tái khoáng: khiến răng không đủ sức khỏe chống chọi lại các tác nhân gây bệnh răng miệng.
  • Bệnh trào ngược dạ dày: axit dạ dày tiếp xúc với răng, cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

3. Các mức độ sâu răng diễn ra như thế nào?

Sâu răng có hai giai đoạn chính là sâu răng phần mô răng (sâu răng nhẹ) và sâu răng đến tủy răng (sâu răng nặng).

✥ Sâu răng nhẹ: 

Là dạng sâu răng mới chỉ tác động đến phần men răng bên ngoài gây ra những chấm đen hoặc trắng đục trên ngà răng. Giai đoạn này bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi ê buốt nên thường rất chủ quan không đi kiểm tra ngay.

Hình ảnh sâu răng nhẹ thường gặp.

Hình ảnh sâu răng nhẹ thường gặp.

Sâu răng nhẹ nếu được phát hiện sớm có thể dễ dàng điều trị bằng các phương pháp dân gian và tăng cường vệ sinh răng miệng.

✥ Sâu răng nặng:

Khi sâu răng nhẹ không được điều trị thì vi khuẩn nhanh chóng tấn công vào ngà răng và tủy răng gây vỡ răng, răng thủng lỗ để lộ tủy và gây đau đớn cho bệnh nhân.

Sâu răng nặng gây vỡ răng, để lộ tủy răng.

Sâu răng nặng gây vỡ răng, để lộ tủy răng.

Sâu răng nặng vẫn có thể phục hồi nếu như có thể lấy hết phần tủy viêm và bít lỗ răng sâu. Trong trường hợp sâu răng đã ăn hết tủy răng làm chết tủy thì không còn cách nào khác là phải nhổ bỏ chiếc răng đó.

4. Sâu răng có lây không?

Giống như cảm cúm, sâu răng hoàn toàn lây từ người này sang người khác thông qua đường nước bọt (bằng việc ăn uống chung, nói chuyện đối diện, hôn nhau,…).

Một nghiên cứu năm 1993 cho thấy, cứ 4 cặp vợ chồng thì có 1 người bị sâu răng và đối phương của họ chắc chắn cũng bị lây bệnh.
Vi khuẩn sâu răng có thể lây qua đường nước bọt.
Vi khuẩn sâu răng có thể lây qua đường nước bọt.

Bên cạnh đó, sâu răng có thể lây từ răng này sang răng khác trong cùng một cung hàm. Nước bọt chứa axit sẽ mang vi khuẩn di chuyển sang những răng bên cạnh. Càng những chiếc răng có nhiều gờ, rãnh và ít được chú ý đến càng dễ bị lây sâu răng.

Các nhà khoa học đã chứng minh, sâu răng có thể di chuyển đến mọi nơi trong cơ thể, thậm chí xuống tim, phổi, xoang hàm gây viêm xoang, co thắt động mạch, viêm phổi,…

5. Các vị trí răng thường hay bị sâu nhất

Hàm răng của mỗi người có tổng cộng 32 chiếc răng (bao gồm cả răng khôn). Tất cả các răng đều có thể bị vi khuẩn tấn công nếu thói quen chăm sóc răng không tốt. Tuy nhiên, có một vài chiếc răng do cấu tạo và chức năng đặc biệt nên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

Đâu là vị trí thường bị sâu răng nhất?

Đâu là vị trí thường bị sâu răng nhất?

✥ Sâu răng hàm:

Răng hàm (răng số 6, 7) là những chiếc răng cối lớn có từ 2-3 chân, kích thước lớn thường đóng vai trò chính trong việc ăn nhai của bạn.

Với đặc điểm có rất nhiều rãnh trên bề mặt răng, cũng như thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn nên chúng rất dễ mòn bề mặt răng và tích tụ vi khuẩn. Đây là lý do vì sao những chiếc răng này có tỉ lệ sâu răng cao nhất trên cung hàm của bạn.

Bệnh nhân sâu liên tiếp 3 chiếc răng hàm.

Bệnh nhân sâu liên tiếp 3 chiếc răng hàm.

Bên cạnh đó, răng hàm nằm phía góc trong hàm nên bệnh nhân rất khó để phát hiện dấu hiệu của bệnh. Đến khi nó đã diễn biến chứng phức tạp thì những cách chữa sâu răng hàm thông thường sẽ còn tác dụng.

✥ Sâu răng khôn:

Răng khôn cũng là một loại thuộc răng hàm nhưng chúng có những đặc điểm “oái oăm” hơn rất nhiều. Chiếc răng này mọc khá muộn khi các răng trên cung hàm đã mọc đầy đủ và cứng chắc nên thường mọc lệch, mọc ngầm và chèn ép vào răng số 7.

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm rất dễ mắc sâu răng và nhiều bệnh lý nguy hiểm

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm rất dễ mắc sâu răng và nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Kẽ hở khi mọc lệch sẽ là mầm mống khiến vi khuẩn và thức ăn tích tụ tạo ổ viêm. Cộng thêm với việc chúng rất khó để vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng và hàng loạt các bệnh răng miệng khác.

✥ Sâu răng cửa:

Răng cửa là chiếc răng nằm ngay phía ngoài nên bạn rất vệ sinh. Tuy nhiên, hiện tượng sâu răng cửa xảy ra phổ biến nhất đối với trẻ nhỏ.

Thói quen bú bình mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ để lại các cặn sữa bám trên răng hoặc ăn đồ ăn vặt chứa nhiều đường là lý do vì sao hầu hết trẻ nhỏ bị sún răng cửa.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị sâu răng cửa nhất.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị sâu răng cửa nhất.

6. Sâu răng có nguy hiểm không?

Sâu răng là bệnh rất dễ gặp phải nhưng hậu quả mà chúng để lại vô cùng lớn. Bệnh này không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của người bệnh.

✥ Tác hại của sâu răng ở trẻ em

  • Đau nhức: vi khuẩn “xấu” ăn đến tủy khiến trẻ vô cùng đau nhức, quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ,…
  • Ảnh hưởng đến bộ phận tiêu hóa: Vi khuẩn gây sâu răng có thể tấn công đến dạ dày, đại tràng, ruột non,…khiến bé mắc các bệnh tiêu hóa và không thể hấp thụ tốt thức ăn gây sụt cân, suy dinh dưỡng, chướng bụng,…

Sâu răng ảnh hưởng đến trẻ nhỏ như thế nào?

Răng sâu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ như thế nào?

  • Nhiễm trùng, sốt xuất huyết: bệnh biến chứng nặng hơn có thể gây viêm hạch, viêm tủy răng, là nguyên nhân gây sốt xuất huyết, nhiễm trùng về sau.
  • Hỏng răng, ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn: Răng sâu cụt hết hàm răng không chỉ khiến bé không thể ăn nhai bình thường mà còn đe dọa đến ổ xương răng, tích tụ ổ vi khuẩn làm răng vĩnh viễn mọc lên tiếp tục bị sâu và mọc lệch lạc. Hơn nữa, khi mất răng khả năng phát âm và trạng thái khuôn mặt của trẻ cũng không thể phát triển bình thường.
  • Tự ti từ nhỏ: Những chiếc răng đen xấu xí, hôi miệng khiến bé ngại tiếp xúc, sợ bị trêu chọc, vô hình dung làm trẻ khép mình, tự ti ngay từ khi còn nhỏ.

✥ Bị sâu răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngoài những tác hại trực tiếp ảnh hưởng đến người mẹ, sâu răng khi mang thai gây những hệ lụy vô cùng nguy hiểm như sau:

Tác hại sâu răng ở bà bầu.

Tác hại sâu hàm răng ở bà bầu.

  • Tăng nguy cơ sinh non gấp 2-3 lần do vi khuẩn răng miệng tấn công đến nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong nước ối khiến bà mẹ chuyển dạ sớm và sinh non.
  • Trẻ suy dinh dưỡng: lượng canxi cung cấp cho bà bị không đủ là nguy nhân khiến bé còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Lây từ mẹ sang con: Trẻ thiếu canxi cũng khiến răng men răng yếu. Hơn nữa, sâu răng khi mang thai không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ được sinh ra thông qua việc hôn trẻ, nói chuyện trực tiếp hoặc dùng chung bát đũa,…

7. Đâu là cách chữa sâu răng hiệu quả nhất hiện nay?

Từ xưa đến nay khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, ông cha ta đã áp dụng rất nhiều cách để chữa sâu răng, bao gồm cả những cách chữa mẹo, điều trị bằng những nguyên liệu ngay tại nhà,… Vậy những cách này có hiệu quả đến đâu?

✥ Cách chữa sâu răng dân gian bằng mẹo

  • Chữa sâu răng qua má:

Đầu tiên, bạn dùng một túi đá lạnh chườm lên vùng má chỗ răng sâu khoảng 3 phút. Theo kinh nghiệm dân gian, đá lạnh sẽ làm tê liệt vùng răng sâu và khiến cơn đau nhức giảm đi tức thì. Sau đó, bạn chườm chai nước ấm vào đó khoảng 10 phút để làm dịu cơn đau. Thực hiện lặp lại nếu cơn đau tái phát.

Chữa sâu răng bằng cách chườm đá.

Chữa sâu răng bằng cách chườm đá.

  • Chữa sâu răng bằng cách bấm huyệt

Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giao giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay cùng phía với răng bị sưng đau. Ấn mạnh trong khoảng 2 phút. Cách này giúp giải phóng dorphin – “thuốc phiện tự nhiên” của cơ thể khiến tinh thần phấn chấn và giúp bạn giảm đau đáng kể đấy!

Bấm huyệt có thể chữa cơn đau do sâu răng nhanh chóng.

Bấm huyệt có thể giảm cơn đau do sâu răng nhanh chóng.

TUY NHIÊN, hai cách trên đều có đặc điểm là chỉ chữa cơn đau được tạm thời, không chữa trị dứt điểm được bệnh sâu răng. Bởi chúng chỉ tác động từ bên ngoài mà không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn không nên thực hiện những cách này.

✥ Cách chữa sâu răng tại nhà bằng nguyên liệu sẵn có

Ngay trong tủ bếp nhà bạn cũng có rất nhiều nguyên liệu có tác dụng chữa trị sâu răng an toàn và hiệu quả. Cùng thử xem nhé!

  • Chữa sâu răng bằng gừng: Gừng có thể coi là bài thuốc luôn gắn liền với các bệnh răng miệng bởi tính cay, nóng nên dùng để diệt vi khuẩn rất tốt. Đặt miếng gừng giã nát vào vị trí răng sâu chỉ sau 1 đêm bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt.

Cách chữa sâu răng bằng gừng chỉ sau 1 đêm.

Cách chữa sâu răng bằng gừng chỉ sau 1 đêm.

  • Trị nhức răng với lá trầu không: Trầu không là một gợi ý không tồi nếu bạn muốn điều trị răng sâu. Lá trầu chứa hàm lượng tinh dầu, muối khoáng lớn có tác dụng giảm viêm nhiễm và sưng đau hiệu quả. Thực hiện giã nát lá trầu không, thêm một chút muối và nước để dùng súc miệng mỗi ngày sẽ phát huy công dụng tốt nhất.

Kết hợp hoàn hảo của lá trầu không và muối biển trong điều trị sâu răng.

Kết hợp hoàn hảo của lá trầu không và muối biển trong điều trị bệnh sâu răng.

  • Xua tan cơn đau nhức với lá trà xanh: Lá chè xanh được chứng minh là giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Súc miệng bằng nước lá trà xanh 2 ngày/ lần trước khi đánh răng không chỉ chữa răng sâu mà có thể cung cấp dinh dưỡng cho răng mỗi ngày.

Trà xanh có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, trong đó có chữa sâu răng.

Thưởng thức ly trà xanh mỗi ngày là cách phòng ngừa bệnh răng miệng.

3 cách trên đây đều được kiểm chứng có tác dụng chữa sâu răng hiệu quả nhưng đòi hỏi bạn phải rất kiên trì. Hơn nữa, chúng chỉ có tác dụng nhất định ở một vài trường hợp mới chớm hoặc bị ở thể nhẹ. Đối với các triệu chứng nặng thì việc lạm dụng những cách điều trị dân gian sẽ khiến bệnh càng thêm trầm trọng hơn.

✥ Chữa sâu răng bằng thuốc “cấp tốc”

Với các bệnh nhân đang bị đau nhức dữ dội kèm theo sốt, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng như: Paracetamol, aspirin, Efferalgan 500mg,…

Sâu răng nên uống thuốc gì?

Sâu răng nên uống thuốc gì?

Ngoài ra, có thể kết hợp với các loại thuốc kháng sinh, giảm viêm bao gồm Dorogyne,  Rodogyl để hạn chế nhiễm trùng lây lan do sâu răng.

Đối với các loại thuốc tây, bạn nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Không nên tùy ý sử dụng để tránh các tác dụng phụ của thuốc.

✥ Cách loại bỏ sâu răng vĩnh viễn: bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp hiện đại nhất ngày nay để điều trị tận gốc bệnh sâu răng, cho hiệu quả lên đến 20 năm, thậm chí là trọn đời.

Sau khi điều trị giảm đau và sưng viêm bằng thuốc, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng, đồng thời loại bỏ ổ viêm cho bạn. Sau đó, tiến hành chụp lên một lớp mão sứ để bít lỗ sâu để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh quay trở lại.

Hình ảnh trước và sau khi bọc răng sứ chữa sâu răng.

Hình ảnh trước và sau khi bọc răng sứ chữa sâu răng.

Mão răng sứ này có đặc điểm rất cứng chắc nên vi khuẩn rất khó để phá vỡ từ bên ngoài. Ngoài ra, lớp phủ protect seal bề mặt vỏ lớp mão sứ có thể chống bám màu, cặn bẩn, cho màu sắc sứ tự nhiên, bền đẹp mãi theo thời gian.

Không chỉ vậy, phương pháp bọc răng sứ có thể đảm bảo độ ăn nhai tốt như răng thật, thách thức mọi đồ ăn dai, cứng như: đá lạnh, cá khô, táo,…

Thay đổi "ngoạn mục" sau khi bọc răng sứ

Thay đổi “ngoạn mục” sau khi bọc răng sứ.

Đa số bệnh nhân sau khi bọc răng sứ xong đã “lột xác” hoàn toàn từ một hàm răng sâu đen, xấu xí trở nên trắng sáng và tự tin hơn rất nhiều. Còn bạn thì sao?

Nếu bạn đang đi tìm cách chữa sâu răng hiệu quả nhất hiện nay, hãy liên hệ với rangmieng.org để được tư vấn miễn phí!