Mục lục
Bệnh áp xe răng xuất hiện mang theo những cơn đau dai dẳng và mùi hôi miệng khó chịu. Vậy áp xe răng là gì? Cách điều trị áp xe răng như thế nào hiệu quả nhất? Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc, lo lắng của bạn về căn bệnh phiền toái này. Cùng xem ngay!
I – Bệnh áp xe răng là gì?
Áp xe răng là một bọc nhỏ giống mụn, chứa mủ được hình thành do sự biến chứng các nhiễm trùng tại vị trí chóp răng và các mô xung quanh răng.
Nguyên nhân chính áp xe răng là do bệnh tủy răng, răng sâu lan ra các vùng xung quanh chân dẫn tới việc tụ mủ kèm theo những cơn đau dai dẳng.
Vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và các mô mềm chứa các mạch máu gây ra nhiễm trùng khiến nướu sưng tấy và hình thành mủ. Ngoài ra áp xe răng hình thành thành bởi những nguyên nhân sau:
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách lâu ngày dẫn tới việc hình thành vi khuẩn tích tụ gây hại cho men răng và nướu hình thành viêm nhiễm
– Bệnh lý răng miệng không được điều trị hoặc do tình trạng răng sứt mẻ, vỡ tạo điều kiện áp xe răng diễn ra nhanh chóng.
Ba loại áp xe răng phổ biến nhất được hình thành dựa vào vị trí có thể kể đến là:
– Áp xe quanh chóp (đầu chân răng).
– Áp xe nướu (áp xe trên nướu răng).
– Áp xe nha chu (áp xe trên nướu bên cạnh chân răng)
II – Các loại áp xe răng thường gặp
1. Áp xe răng ở trẻ em
Áp xe răng ở trẻ em thường được diễn ra phổ biến vì bé có thể gặp rất nhiều các bệnh răng miệng ở giai đoạn đầu đời khi trẻ chưa tự có ý thức việc giữ vệ sinh răng miệng và cha mẹ cũng không chú ý đến việc chăm sóc răng của bé.
Áp xe răng ở trẻ nhỏ trở nên phổ biến
Khi gặp tình trạng áp xe răng, bé sẽ có những cảm giác đau đớn khó chịu dai dẳng, dần dần dẫn đến chán ăn, không phát triển đầy đủ thể chất.
Nguyên nhân gây ra áp xe răng ở trẻ có thể do: sâu răng khi ăn quá nhiều đồ ngọt, không đánh răng, sún răng hoặc do tổn răng răng, té ngã trong quá trình vận động.
2. Áp xe răng số 7
Áp xe răng số 7 là tình áp xe răng tại nướu của răng tại vị trí thứ 7 trên cung hàm (nằm giữa răng số 6 và răng khôn).
Đây là răng hàm lớn có chức năng nghiền nhỏ thức ăn nên khi hình thành áp xe răng sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức khó chịu kéo dài.
Khi áp xe răng xảy ra, nhiễm trùng có thể lan ra từ chân răng đến ổ xương răng, tạo nên một lực ép vào dây thần kinh dẫn đến những cơn đau dữ dội.
Răng số 7 là một trong những răng quan trọng bậc nhất trên cung hàm nên bạn phải nhanh chóng đến nha khoa điều trị dứt điểm.
Thông thường, bác sĩ sẽ điều trị tủy răng và bằng mọi phương pháp bảo toàn răng thật tại vị trí răng số 7. Chỉ khi không thể cứu chữa mới bắt buộc chỉ định nhổ răng.
3. Áp xe răng khôn
Áp xe răng số 8 thường rất dễ được hình thành do trạng thái răng sau cùng, mọc lệch, mọc ngầm khiến thức ăn dễ dàng bị kẹt lại. Áp xe răng khôn trở nên rất phổ biến trong quá trình răng bắt đầu mọc ở mỗi người.
Áp xe răng khôn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người
Răng số 8 thường không có vị trí quan trọng trong việc ăn nhai cũng như thẩm mỹ nên thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.
Bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để điều trị dứt điểm bởi khi nhiễm trùng diễn ra quá nặng, áp xe răng số 8 có thể đe dọa trực tiếp tính mạng con người.
III – Áp xe răng uống thuốc gì?
Sự lo lắng cho hàm răng khi gặp các dấu hiệu bệnh khiến rất nhiều các câu hỏi được đặt ra như áp xe răng nên uống thuốc gì.
Nếu áp xe răng mới chớm, bạn có thể sử dụng những loại thuốc kháng viêm, chống nhiễm trùng như thuốc kháng sinh Erytromycin 250 mg, và thuốc giảm đau Paracetamol 500 mg. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo: Amoxicillin, Amoxil, Ibuprofen, Metronidazol.
Uống thuốc kết hợp súc miệng bằng nước muối để giảm thiểu các cơn đau. Tuy nhiên những thuốc trên bạn nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ nha khoa, tránh các tình trạng sử dụng quá liều lượng, sai cách dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Hãy nhớ rằng uống thuốc chỉ hỗ trợ điều trị áp xe chứ không thể điều trị dứt điểm.
IV – Bị áp xe răng phải làm sao? Cách trị áp xe răng
1. Cách điều trị áp xe răng tại nhà
Có thể sử dụng cách điều trị áp xe răng tại nhà hay không còn tùy thuộc vào tình trạng áp xe răng của bạn diễn ra nặng hay nhẹ. Với những trường hợp áp xe răng mới chớm xất hiện bạn có thể thực thiện cách điều trị áp xe răng tại nhà như sau:
– Súc miệng bằng nước muối ấm loãng hàng ngày, sau các bữa ăn, đảm bảo vùng áp xe luôn được sạch, không có sự sinh sôi của vi khuẩn khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
– Không ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh dẫn tới nhiếm trùng áp xe răng.
– Không chạm tay hay đẩy lưỡi vào vùng áp xe răng đang hình thành.
– Uống thuốc giảm đau, kháng viêm, ngăn chặn sự phát triển của áp xe răng.
Súc miệng bằng nước muối ấm làm giảm bớt đau nhức do áp xe răng gây ra
2. Điều trị áp xe răng cho bé và người lớn tại nha khoa
Khi bắt đầu nhận thấy có những dấu hiệu như sốt, đau khi nhai, ăn không ngon miệng, hôi miệng, đỏ và sưng ở phần nướu xuất hiện mủ, bạn hãy đến ngay nha khoa để thực hiện điều trị áp xe răng.
Mặc dù áp xe răng không phải lúc nào cũng gây đau đớn tuy nhiên khi áp xe răng phát triển có thể dẫn tới những tác hại nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp áp xe răng có thể khiến khuôn mặt biến dạng do mủ hình thành quá nhiều trong mô.
Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị áp xe răng như sau:
- Áp xe chân răng
Bác sĩ sẽ tiến hành rạch lên túi áp xe chân răng để mủ có thể chảy ra ngoài, sau đó rửa sạch bằng nước muối chuyên khoa.
Khi áp xe ở chân răng đồng nghĩa với việc tủy răng đã bị tổn thương nghiêm trọng, việc điều trị tủy sẽ được tiến hành để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn tại ổ chân răng. Sau bước điều trị tủy, tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám răng hoặc bọc sứ.
Trong một số trường hợp, áp xe răng diễn ra quá nặng không thể bảo toàn răng thật, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để điều trị dứt điểm túi áp xe răng sau đó trồng răng Implant để đảm bảo tính ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho cung hàm.
Đối với các bé còn nhỏ, việc điều trị áp xe răng cho bé phải dựa trên tình trạng răng của bé. Nếu nhẹ bác sĩ sẽ tiến hành rạch túi áp xe và sát khuẩn bằng nước muối. Trường hợp quá nặng, việc nhổ bỏ răng cho bé là điều không tránh khỏi.
Vì vậy để giảm thiếu đau đớn cho các bé, phụ huynh nên chú ý việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ, tránh để tình trạng điều trị áp xe răng cho bé diễn ra quá sớm.
Điều trị tủy răng khi tình trạng áp xe răng làm răng hư tổn nặng nề
- Áp xe nướu răng
Áp xe nướu răng được điều trị đơn giản hơn áp xe chân răng khi mà bác sĩ chỉ cần rạch túi mủ để chúng có thể chảy ra ngoài. Sau đó làm sạch bằng dung dịch nước muối chuyên khoa.
Kết thúc các quá trình điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho từng đối tượng người lớn hoặc trẻ em và hẹn lịch tái khám.
V – Bác sĩ giải đáp thắc mắc khi bị áp xe răng
1. Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không?
Các bé thường có nỗi ám ảnh khi phải đi nha sĩ nhổ răng, vậy áp xe răng sữa có nên nhổ răng không sẽ phụ thuộc vào tình trạng áp xe răng của bé.
Khi việc rạch túi mủ trên áp xe không thể điều trị dứt điểm, việc nhổ bỏ là cần thiết để đảm bảo an toàn cho các răng còn lại trên cung hàm của bé.
Nhổ răng sữa do áp xe răng tại nha khoa Paris
2. Bị áp xe răng có nguy hiểm không?
Các bạn thường thắc mắc: bị áp xe răng có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia: Thông thường áp xe răng chỉ gây ra các tình trạng đau nhức, khó chịu tuy nhiên nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra những biến chứng và nguy hiểm khôn lường.
Áp xe răng có thể tiếp tục phát triển càng ngày càng lớn khiến khuôn mặt trở nên biến dạng, gây ra nhiễm trùng não, áp xe não ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bài viết đã chỉ ra những thông tin về áp xe răng cũng như những cách điều trị áp xe răng hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào các bạn có thể liên hệ tới rangmieng.org để được giải đáp. Xin cảm ơn!